Đường Sách Thành phố Hồ Chí Minh: 5 năm - một chặng đường

Quang cảnh buổi tọa đàm "Đường Sách TP.HCM: Nhìn lại chặng đường 5 năm"
Quang cảnh buổi tọa đàm "Đường Sách TP.HCM: Nhìn lại chặng đường 5 năm"

Ngày 05/01, tại Hội trường Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Công ty TNHH Đường sách TP.HCM tổ chức Tọa đàm "Đường Sách TP.HCM: Nhìn lại chặng đường 5 năm", cùng nhìn lại quá trình hình thành và phát triển suốt hành trình 5 năm với những kết quả đạt được, những thuận lợi, khó khăn, thách thức cũng như chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn cho hành trình mới…

Đường Sách Thành phố Hồ Chí Minh: 5 năm - một chặng đường ảnh 1Ông Lê Hoàng, Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, Giám Đốc Công ty Đường Sách TP.HCM phát biểu tại buổi tọa đàm

Phát biểu tại buổi tọa đàm ông Lê Hoàng, Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, Giám Đốc Công ty Đường Sách TP.HCM cho rằng: "Sự ra đời của Đường Sách TP. Hồ Chí Minh là thành quả của sự đồng thuận giữa "ý Đảng, lòng Dân" về việc tạo dựng một không gian văn hóa đọc, là "nơi phục vụ và thỏa mãn nhu cầu văn hóa tinh thần của cư dân Thành phố và du khách, nơi thưởng lãm đậm nét văn hóa của người thành phố sau những giờ làm việc, ngày nghỉ cuối tuần, những ngày lễ hội,...".

Trong suốt 5 năm qua, Đường Sách đã là điểm đến thân thiện không chỉ của người dân TP.HCM mà đã lan tỏa niềm say mê tới du khách cả nước và bạn bè quốc tế. Nơi đây không chỉ là nơi mua, đọc và trao đổi sách mà còn là nơi gặp gỡ, trao đổi nghề nghiệp của các tác giả, các nhà xuất bản, nhiều sự kiện về văn hóa đọc, văn học nghệ thuật, các cuộc giao lưu giới thiệu tác phẩm, tác giả và các cuộc giao lưu văn hóa vùng miền, trong nước và quốc tế đã được tổ chức tại đây.

Đặc biệt, Đường Sách còn là nơi diễn ra các hoạt động nhằm lưu truyền và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc thông qua ngôn ngữ của các loại hình nghệ thuật sân khấu, nhiếp ảnh, hội họa, âm nhạc, kiến trúc,… Nhiều trường học, cơ sở giáo dục với đông đảo các bạn học sinh, sinh viên cũng chọn đến đây để học tập vui chơi giải trí, tiếp cận với sách, tham gia các hoạt động trải nghiệm phát triển kỹ năng và hình thành thói quen đọc sách.

Đường Sách TP. Hồ Chí Minh hôm nay và mai sau sẽ luôn là nơi ươm mầm, lan tỏa thói quen và tình yêu với sách, xứng đáng với niềm tự hào của những người làm công tác xuất bản, niềm tin yêu của người dân TP.HCM và cả nước về điểm đến của không gian văn hóa đọc, không gian của tri thức, văn hóa - văn minh, hiện đại - nghĩa tình..

Đường Sách Thành phố Hồ Chí Minh: 5 năm - một chặng đường ảnh 2Bà Phạm Thị Yến, Phòng xuất bản, in và phát hành - Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM phát biểu tại buổi tọa đàm

Theo bà Phạm Thị Yến, Phòng xuất bản, in và phát hành sở Thông tin và Truyền Thông TP.HCM: Kể từ khi Đường sách chính thức đi vào hoạt động từ ngày 09/01/2016 đến nay, để kiện toàn bộ máy hoạt động công tác quản lý nhà nước cũng như để đảm bảo công tác tổ chức quản lý trong 5 năm vừa qua, Sở Thông tin và Truyền thông đã tham mưu cho UBND TP.HCM ban hành quy chế để tổ chức quản lý hoặc động của Đường sách. Và trong 5 năm qua, Quy chế này đã góp phần vào định hướng chung cho hoạt động của các gian hàng cũng như điền kiện hoạt động của Đường sách đi đúng mục tiêu định hướng về xây dựng Đường sách là địa điểm văn hóa của thành phố, một địa điểm văn hóa đọc của thành phố.

Nhìn lại chặn đường 5 năm Đường sách TP. HCM, có thể khảng định cho người dân thành phố cũng như cả nước đó là Đường sách là một điểm sáng của văn hóa đọc của Thành phố, là nơi để người dân thành phố cũng như du khách có thể có những trải nghiệm tham quan và hưởng thủ giá trị văn hóa…. Đường sách TP.HCM là địa điểm sinh hoạt chính trị của thành phố và thông qua các hoạt động sự kiện triển lãm, kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị quan trọng của thành phố...

Ngoài ra, Đường sách còn là điểm đến du lịch góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, là nơi các hoạt động sinh hoạt hàng ngày để người dân thành phố, cụ thể đó là học sinh, sinh viên có thể tham gia các hoạt động trại nghiệm, tham gia học tập và phát huy phong trào tự học, tự đọc sách của người dân thành phố.

Đường Sách Thành phố Hồ Chí Minh: 5 năm - một chặng đường ảnh 3TS. Quách Thu Nguyệt, nguyên Phó Giám đốc Đường sách TP.HCM phát biểu tại buổi tọa đàm

Phát biểu tại buổi tọa đàm, TS. Quách Thu Nguyệt, nguyên Phó Giám đốc Đường sách TP.HCM, chia sẻ: Tương lai của Đường sách phải nhìn xa hơn nữa để thấy rằng Đường sách sẽ trở thành di sản văn hóa của thành phố và được ứng xử như là một di sản văn hóa của thành phố. Đường sách phải được nuôi dưỡng, phải được nâng niêu, phải được chăm chút, phải được bảo tồn, phải được gìn giữ những giá trị văn hóa mà 5 năm qua Đường sách đã đạt được.

Theo Ban tổ chức, trong 5 năm qua, Đường sách TP.HCM tổ chức trên 1.190 sự kiện, hoạt động trưng bày, triển lãm, giao lưu giới thiệu tác giả, tác phẩm; biểu diễn, giao lưu văn hóa nghệ thuật; sân chơi tương tác, phát triển kỹ năng sống; trao đổi về nghề nghiệp trong lĩnh vực hoạt động xuất bản, phát triển văn hóa đọc.... Qua đó, thu hút khoảng 11,5 triệu lượt khách, giới thiệu khoảng 57.000 tựa sách mới, bán được khoảng 3,5 triệu bản sách, đạt doanh thu khoảng 181 tỷ đồng.

Đường Sách Thành phố Hồ Chí Minh: 5 năm - một chặng đường ảnh 4
Quang cảnh buổi tọa đàm "Đường Sách TP.HCM: Nhìn lại chặng đường 5 năm"

Sau 5 năm hình thành, Đường sách TP.HCM đã trở thành điểm đến văn hóa tinh thần của người dân thành phố, du khách trong nước và quốc tế, góp phần gia tăng lượng bạn đọc đến Đường sách để tìm mua sách và tham gia vào các hoạt động trải nghiệm, giao lưu văn hóa./.

Tin và ảnh: Danh Lợi

(Báo ảnh DT&MN)

Có thể bạn quan tâm