Đức Cơ hướng tới vùng kinh tế động lực phía Tây tỉnh Gia Lai

Đức Cơ hướng tới vùng kinh tế động lực phía Tây tỉnh Gia Lai
Huyện Đức Cơ xác định phát triển hạ tầng giao thông là điều kiện quan trọng để tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.
Huyện Đức Cơ xác định phát triển hạ tầng giao thông là điều kiện quan trọng để tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.

Là huyện biên giới nằm ở phía Tây tỉnh Gia Lai, tiếp giáp với nước bạn Campuchia, Đức Cơ có 9 xã và 1 thị trấn với tổng dân số trên 72.000 người, trong đó gần 45% là đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là người Jrai. Đến với Đức Cơ vào dịp cuối tháng 6, chúng tôi được tận mắt thấy màu xanh ngút ngàn của những cánh rừng cao su, cà phê, hồ tiêu..., những loại cây trồng chủ lực đang mang lại giá trị kinh tế cao cho đồng bào các dân tộc nơi đây.

Trạm y tế xã Ia Kriêng chăm sóc sức khỏe cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi. Gia đình bà Rơ Mah Che ở làng Krol, xã Ia Krêl có 4 ha cao su, hơn 1 ha cà phê và 30 con bò, mỗi năm đem lại thu nhập trên 200 triệu đồng.
Trạm y tế xã Ia Kriêng chăm sóc sức khỏe cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi.
 
Trạm y tế xã Ia Kriêng chăm sóc sức khỏe cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi. Gia đình bà Rơ Mah Che ở làng Krol, xã Ia Krêl có 4 ha cao su, hơn 1 ha cà phê và 30 con bò, mỗi năm đem lại thu nhập trên 200 triệu đồng.
Gia đình bà Rơ Mah Che ở làng Krol, xã Ia Krêl có 4 ha cao su, hơn 1 ha cà phê và 30 con bò, mỗi năm đem lại thu nhập trên 200 triệu đồng.
Sau nhiều năm tích cực thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, bộ mặt kinh tế - xã hội của Đức Cơ hôm nay đã đổi thay rất nhiều. Toàn huyện hiện có 2 xã đạt chuẩn Nông thôn mới; tất cả các xã đều đã có điện lưới và đường ô tô đến tận trung tâm, 86% hộ dân được dùng nước hợp vệ sinh, thu nhập bình quân đầu người đạt gần 28 triệu đồng/năm... Các lĩnh vực văn hóa, an sinh xã hội được quan tâm và có nhiều tiến bộ, đời sống của đồng bào ngày càng được nâng cao. Tại các buôn làng ở đây, không khó để thấy những hộ gia đình làm giàu từ nông nghiệp. Đó là gia đình chị Rơ Lan Er ở làng Yeh, xã Ia Lang, từ 2 ha cà phê, 500 trụ tiêu, 2 ha điều..., mỗi năm thu nhập trên 200 triệu đồng. Đó là gia đình bà Rơ Mah Che ở làng Krol, xã Ia Krêl sau nhiều năm canh tác, hiện đã có 4 ha cao su, hơn 1 ha cà phê và 30 con bò, đem lại thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm...

Trong chương trình xây dựng nông thôn mới, Ủy ban nhân dân xã A Dơk đã đầu tư làm 460 m đường giao thông tại thôn Păng Tul với tổng số tiền 438 triệu đồng, trong đó bà con dân tộc đóng góp 133 triệu đồng và nhiều ngày công lao động.
Trong chương trình xây dựng nông thôn mới, Ủy ban nhân dân xã A Dơk đã đầu tư làm 460 m đường giao thông tại thôn Păng Tul với tổng số tiền 438 triệu đồng, trong đó bà con dân tộc đóng góp 133 triệu đồng và nhiều ngày công lao động.

Hội phụ nữ xã Ia Lang xây dựng phong trào hũ gạo tiết kiệm để giúp đỡ các hội viên gặp khó khăn.
Hội phụ nữ xã Ia Lang xây dựng phong trào hũ gạo tiết kiệm để giúp đỡ các hội viên gặp khó khăn.

Tuy còn nhiều khó khăn nhưng Đức Cơ vẫn dành nhiều ưu tiên cho công tác xây dựng cơ bản, đào tạo nghề và xóa đói giảm nghèo. Trong 6 tháng đầu năm 2018, huyện đã chi 70,908 tỷ đồng đầu tư cho 20 dự án; 16,685 tỷ đồng cho chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; 520 triệu đồng mở 7 lớp đào tạo nghề trồng lúa, cà phê, sửa chữa điện... tại các xã: Ia Dơk, Ia Krêl, Ia Din, Ia Kriêng...

Xã Ia krêl đưa vào sử dụng 12 căn nhà cho những gia đình có công với cách mạng. Mỗi căn nhà được hỗ trợ 40 triệu đồng, gia đình chỉ đóng góp thêm từ 5 đến 10 triệu đồng. Huyện Đức Cơ đẩy mạnh cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp. Chị Rơ Lan Er ở làng Yeh, xã Ia Lang có 2 ha cà phê, 500 trụ tiêu, 2 ha điều... mỗi năm thu nhập trên 200 triệu đồng. Chị luôn nhiệt tình giúp đỡ các chị em trong làng để cùng nhau vươn lên thoát nghèo.
Xã Ia krêl đưa vào sử dụng 12 căn nhà cho những gia đình có công với cách mạng. Mỗi căn nhà được hỗ trợ 40 triệu đồng, gia đình chỉ đóng góp thêm từ 5 đến 10 triệu đồng. 
 
Xã Ia krêl đưa vào sử dụng 12 căn nhà cho những gia đình có công với cách mạng. Mỗi căn nhà được hỗ trợ 40 triệu đồng, gia đình chỉ đóng góp thêm từ 5 đến 10 triệu đồng. Huyện Đức Cơ đẩy mạnh cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp. Chị Rơ Lan Er ở làng Yeh, xã Ia Lang có 2 ha cà phê, 500 trụ tiêu, 2 ha điều... mỗi năm thu nhập trên 200 triệu đồng. Chị luôn nhiệt tình giúp đỡ các chị em trong làng để cùng nhau vươn lên thoát nghèo.
Huyện Đức Cơ đẩy mạnh cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp. 
 
Xã Ia krêl đưa vào sử dụng 12 căn nhà cho những gia đình có công với cách mạng. Mỗi căn nhà được hỗ trợ 40 triệu đồng, gia đình chỉ đóng góp thêm từ 5 đến 10 triệu đồng. Huyện Đức Cơ đẩy mạnh cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp. Chị Rơ Lan Er ở làng Yeh, xã Ia Lang có 2 ha cà phê, 500 trụ tiêu, 2 ha điều... mỗi năm thu nhập trên 200 triệu đồng. Chị luôn nhiệt tình giúp đỡ các chị em trong làng để cùng nhau vươn lên thoát nghèo.
Chị Rơ Lan Er ở làng Yeh, xã Ia Lang có 2 ha cà phê, 500 trụ tiêu, 2 ha điều... mỗi năm thu nhập trên 200 triệu đồng. Chị luôn nhiệt tình giúp đỡ các chị em trong làng để cùng nhau vươn lên thoát nghèo.

Với mục tiêu trở thành vùng kinh tế động lực phía Tây của tỉnh Gia Lai, Đức Cơ phấn đấu từ nay đến 2020, có thêm 4 xã đạt chuẩn Nông thôn mới; tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 13,3%/năm, thu nhập bình quân đầu người 36,5 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,5%/năm.
Phạm Cường – Đức Thụy

Có thể bạn quan tâm