Khởi sắc ở vùng bãi ngang​ ven biển Bạc Liêu

Khởi sắc ở vùng bãi ngang​ ven biển Bạc Liêu
Thu hoạch tôm của hộ gia đình anh Nguyễn Trường Hận (Điền Hải, Đông Hải, Bạc Liêu)
Thu hoạch tôm của hộ gia đình anh Nguyễn Trường Hận (Điền Hải, Đông Hải, Bạc Liêu)
Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bạc Liêu, việc triển khai thực hiện lồng ghép các nguồn vốn và các chính sách theo chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn vùng dự án trong 5 năm qua đã mang lại những kết quả đáng ghi nhận, góp phần cải thiện đời sống nhân dân, tạo chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, giúp tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hơn 3%/năm.
Vườn ươm cây giống phục vụ trồng rừng ở bãi bồi ven biển thuộc vùng bãi ngang của tỉnh Bạc Liêu
Vườn ươm cây giống phục vụ trồng rừng ở bãi bồi ven biển thuộc vùng bãi ngang của tỉnh Bạc Liêu
Bên cạnh đó, nhờ Chính phủ ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ giảm nghèo phù hợp đối với các xã đặc biệt khó khăn ven biển, nhất là đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, dân sinh nên tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn các xã bãi ngang ven biển Bạc Liêu giảm gần 4.200 hộ trong 5 năm qua, từ trên 5.000 hộ vào đầu năm 2011 xuống còn hơn 800 hộ vào cuối năm 2015. Tương tự, trong vòng 5 năm qua, số hộ cận nghèo trên địa bàn cũng giảm từ 2.429 hộ xuống còn gần 700 hộ vào thời điểm cuối năm 2015.
Thu hoạch muối trên đồng muối ấp Diêm Điền (Long Điền Tây, huyện Đông Hải, Bạc Liêu)
Thu hoạch muối trên đồng muối ấp Diêm Điền (Long Điền Tây, huyện Đông Hải, Bạc Liêu)
Năm 2011, An Phúc là xã đầu tiên và duy nhất của tỉnh Bạc Liêu được hưởng chính sách đầu tư vùng bãi ngang ven biển và hải đảo của Chính phủ. Đến năm 2013, tỉnh Bạc Liêu có 8 xã thuộc hai huyện và một thành phố có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển theo quyết định số 539/QĐ-TTg ngày 01/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2013-2015.
Khu tái định cư của người dân sống ven rừng ở xã Long Điền Đông (Đông Hải, Bạc Liêu)
Khu tái định cư của người dân sống ven rừng ở xã Long Điền Đông (Đông Hải, Bạc Liêu)
Thực hiện chương trình trên, 5 năm qua, tỉnh Bạc Liêu đã lồng ghép nhiều nguồn vốn, đầu tư trên 169,7 tỷ đồng xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục; thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi, dạy nghề, tạo việc làm, xuất khẩu lao động, hỗ trợ tiền điện, chăm sóc sức khỏe đồng bào các dân tộc trên địa bàn vùng dự án.
Vuông tôm theo mô hình tôm - rừng ở vùng bãi ngang huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu
Vuông tôm theo mô hình tôm - rừng ở vùng bãi ngang huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu
Bà Trần Hồng Chiến, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bạc Liêu cho biết: việc thực hiện các công trình đầu tư cơ sở hạ tầng và các chính sách ưu đãi khác cho 8 xã bãi ngang ven biển đã góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống của người dân trên địa bàn, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số Khmer và Hoa. Nhờ hưởng lợi từ các công trình, dự án bãi ngang, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc trong vùng dự án đã có bước khởi sắc, góp phần tạo ra nhiều sinh kế, mô hình làm ăn mới, giúp các hộ nghèo từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.
Diện mạo nông thôn xã Điền Hải (Đông Hải) khởi sắc nhờ các dự án đầu tư thuộc chương trình bãi ngang ven biển
Diện mạo nông thôn xã Điền Hải (Đông Hải) khởi sắc nhờ các dự án đầu tư thuộc chương trình bãi ngang ven biển
Nhiều tuyến đường giao thông nông thôn ở xã Điền Hải (Đông Hải) được rải nhựa, bê tông hóa
Nhiều tuyến đường giao thông nông thôn ở xã Điền Hải (Đông Hải) được rải nhựa, bê tông hóa
Đoạn đường bê tông dài trên 300 m được đầu tư xây dựng cho cụm dân cư với hơn 40 hộ đồng bào Khmer ở ấp 16 (Vĩnh Hậu A, Hòa Bình)
Đoạn đường bê tông dài trên 300 m được đầu tư xây dựng cho cụm dân cư với hơn 40 hộ đồng bào Khmer ở ấp 16 (Vĩnh Hậu A, Hòa Bình)
Nuôi hào, mô hình nuôi trồng thủy sản mang lại nguồn thu nhập cao mới được phát triển ở xã Vĩnh Hậu A (Hòa Bình)
Nuôi hào, mô hình nuôi trồng thủy sản mang lại nguồn thu nhập cao mới được phát triển ở xã Vĩnh Hậu A (Hòa Bình)
Được nhà nước hỗ trợ kinh phí, hộ gia đình anh Nguyễn Thành Công ở ấp 13, xã Vĩnh Hậu (Hòa Bình) phát triển nghề nuôi dê, cho thu nhập bình quân mỗi năm 70 triệu đồng
Được nhà nước hỗ trợ kinh phí, hộ gia đình anh Nguyễn Thành Công ở ấp 13, xã Vĩnh Hậu (Hòa Bình) phát triển nghề nuôi dê, cho thu nhập bình quân mỗi năm 70 triệu đồng
Nghề trồng rau màu mang lại nguồn thu nhập ổn định cho bà con người Hoa ở ấp Giồng Nhãn (Hiệp Thành, TP.Bạc Liêu)
Nghề trồng rau màu mang lại nguồn thu nhập ổn định cho bà con người Hoa ở ấp Giồng Nhãn (Hiệp Thành, TP.Bạc Liêu)
 
Nhờ Nhà nước đầu tư hệ thống kênh mương thủy lợi và đường giao thông nôn thôn, nghề thu gom, vận chuyển, bán rơm rạ của anh Quách Mạnh, dân tộc Khmer ở ấp Giồng Giữa A, xã Vĩnh Trạch Đông (TP. Bạc Liêu) thuận lợi hơn, cho thu nhập mỗi tháng trên dưới 10 triệu đồng
Nhờ Nhà nước đầu tư hệ thống kênh mương thủy lợi và đường giao thông nôn thôn, nghề thu gom, vận chuyển, bán rơm rạ của anh Quách Mạnh, dân tộc Khmer ở ấp Giồng Giữa A, xã Vĩnh Trạch Đông (TP. Bạc Liêu) thuận lợi hơn, cho thu nhập mỗi tháng trên dưới 10 triệu đồng
Các tuyến đường về xã ven biển Vĩnh Trạch Đông (TP.Bạc Liêu) được láng nhựa khang trang, sạch đẹp
Các tuyến đường về xã ven biển Vĩnh Trạch Đông (TP.Bạc Liêu) được láng nhựa khang trang, sạch đẹp
Giờ ra chơi của học sinh các dân tộc ở trường tiểu học Thuận Hòa (xã Vĩnh Trạch, TP.Bạc Liêu)
Giờ ra chơi của học sinh các dân tộc ở trường tiểu học Thuận Hòa (xã Vĩnh Trạch, TP.Bạc Liêu)
Khám chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm xã hội cho đồng bào Khmer ở Trạm y tế xã Vĩnh Trạch (TP. Bạc Liêu)
Khám chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm xã hội cho đồng bào Khmer ở Trạm y tế xã Vĩnh Trạch (TP. Bạc Liêu)
Cùng với các chương trình dự án đầu tư của nhà nước, nuôi trồng thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn, là thế mạnh giúp các xã vùng bãi ngang Bạc Liêu khởi sắc
Cùng với các chương trình dự án đầu tư của nhà nước, nuôi trồng thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn, là thế mạnh giúp các xã vùng bãi ngang Bạc Liêu khởi sắc
Giai đoạn 2011-2015, Bạc Liêu có 8 xã tham gia chương trình bãi ngang, ven biển và hải đảo, địa bàn phân bố dọc theo chiều dài 56 Km bờ biển của tỉnh, gồm: Vĩnh Hậu, Vĩnh Hậu A, (huyện Hòa Bình); An Phúc, Điền Hải, Long Điền Đông, Long Điền Tây (huyện Đông Hải); Hiệp Thành và Vĩnh Trạch Đông (Thành phố Bạc Liêu).

Đông Hải là huyện có số xã tham gia chương trình nhiều nhất (4 xã) với tổng kinh phí đã thực hiện trong 5 năm qua đạt gần 133,4 tỷ đồng, chiếm hơn 78,5% tổng kinh phí của chương trình bãi ngang ven biển trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu

Có thể bạn quan tâm