Chiềng Bằng nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Sơn La

Chiềng Bằng nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Sơn La

Xã Chiềng Bằng, huyện Quỳnh Nhai (Sơn La) có diện tích tự nhiên 4.408 ha, gồm 25 bản, gần 6.400 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc Thái và Kháng. 

Năm 2010, sau quá trình ngăn sông tích nước cho thủy điện Sơn La, bà con các hộ tái định cư ở ven hồ đã có thêm một nghề mới, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Chiềng Bằng là xã có nhiều hộ dân nuôi cá lồng nhất huyện Quỳnh Nhai với 72 ha nuôi trồng thủy sản, 155 lồng cá. Điều kiện phát triển nghề nuôi cá lồng ở đây rất thuận lợi.

Chiềng Bằng hiện có 72 ha nuôi trồng thủy sản
Chiềng Bằng hiện có 72 ha nuôi trồng thủy sản


Nguồn thức ăn cho cá là nguyên liệu có sẵn tại địa phương, như: lá sắn, ngô, lá chuối, các loại cỏ... Cá nuôi chủ yếu là cá nheo, lăng, trắm, rô phi đơn tính và cá chép. Nhờ thực hiện đúng kỹ thuật nuôi nên cá lớn rất nhanh, thịt chắc, bán được giá, không ít hộ đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Nghề nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Sơn La đã mở ra một hướng đi mới trong phát triển kinh tế ở xã Chiềng Bằng
Nghề nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Sơn La đã mở ra một hướng đi mới trong phát triển kinh tế ở xã Chiềng Bằng

Nghề nuôi cá lồng ở Chiềng Bằng phát triển khá tốt, góp phần giúp các hộ đồng bào có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống.      

Những dụng cụ đồng bào dùng để đánh bắt thủy sản trên lòng hồ thủy điện Sơn La Nhờ thực hiện đúng kỹ thuật nuôi nên cá ở đây lớn rất nhanh, thịt chắc, bán được giá
Những dụng cụ đồng bào dùng để đánh bắt thủy sản trên lòng hồ thủy điện Sơn La
Những dụng cụ đồng bào dùng để đánh bắt thủy sản trên lòng hồ thủy điện Sơn La Nhờ thực hiện đúng kỹ thuật nuôi nên cá ở đây lớn rất nhanh, thịt chắc, bán được giá
Nhờ thực hiện đúng kỹ thuật nuôi nên cá ở đây lớn rất nhanh, thịt chắc, bán được giá

Điêu Chính Tới

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm