Du lịch Việt Nam

Cà Mau - thành phố cực Nam của tổ quốc

Cà Mau - thành phố cực Nam của tổ quốc
Theo sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức ghi lại rằng, thành phố Cà Mau được mở mang cách đây 300 năm. Vào thế kỷ 17, một số lưu dân người Việt vì không chịu nổi cảnh áp bức bóc lột của chế độ phong kiến đã rời bỏ quê hương nơi cư trú đến làm ăn sinh sống tại đây, dựng thành một xã với tên gọi “xã Cà Mau”. 
Chợ bách hóa Cà Mau. Ảnh: An Hiếu – TTXVN
 Chợ bách hóa Cà Mau. Ảnh: An Hiếu – TTXVN
Ngoài di tích chùa chiền, thành phố Cà Mau còn có những khu phố cổ, với những cái tên khá nổi tiếng: Khu Hoàng Gia, Hồng Anh Thư Quán và quán cơm – cà phê Tâm Đồng (Nằm trên đường Phạm Văn Ký, Phường 2). Đây là các di tích của thập niên 20 với ngành nghề thương mại dịch vụ phát triển cực thịnh. Và chính nơi này quy tụ các sĩ phu yêu nước, nơi in ấn, phát hành các tài liệu cách mạng.

Tiếp theo là sự ra đời của Nhà dây Thép (trên đường Lê Lợi, kế Chùa Bà Mã Châu)… từng một thời nổi tiếng trong hai cuộc kháng chiến của Đảng bộ và nhân dân Cà Mau. Chưa hết, nếu bạn là người thích tìm hiểu truyền thống đấu tranh cách mạng của vùng đất này, xin hãy ghé thăm tượng đài mười liệt sì khởi nghìa Hòn Khoai (phường 2) và nghĩa trang liệt sĩ 10 người tại phường 9, đứng đầu là nhà giáo, nhà báo, người chiến sĩ cách mạng kiên cường Phan Ngọc Hiển.

Tại sân vận động (cũ) thành phố (một góc phía trái đường Ngô Quyền từ dốc Cầu Mới đổ về Kinh 16 ngày nay), vào ngày 12/7/1941, thực dân Pháp đã đưa các anh ra pháp trường hành quyết. Nhà báo Nguyễn Mai chứng kiến và mô tả sự kiện trên như sau: “Mưa đổ xuống Cà Mau trắng phố. Đoàn xe chở thi thể 10 người cộng sản lò dò trên các con đường ngập nước chạy ra phía ngoại ô. Đồng bào đội nón, che dù, mặc áo mưa, hoặc dầm mình đứng đón dài từ trường Pháp - Việt tới nhà giảng Tin Lành”.

Nếu sự hy sinh của 10 liệt sĩ Hòn Khoai làm cho người tham quan xúc động và cảm phục, thì tinh thần chiến đấu dũng cảm của anh hùng - liệt sĩ lực lượng vũ trang Lý Văn Lâm, Hồ Thị Kỷ càng làm cho bạn cảm thấy tự hào về truyền thống đấu tranh của người dân Cà Mau. Lý Văn Lâm chẳng những đánh giỏi, bắn giặc giỏi ở dưới đất,mà giặc “trên trời” anh cũng bắn chính xác không kém. Có lần chỉ bằng 5 viên đạn, súng trường “bá đỏ”, anh đã hạ một máy bay trinh sát L19 của địch, khiến bọn chúng hết sức bàng hoàng kinh ngạc.

Hay tiếng mìn của chị Hồ Thị Kỷ đầu thập niên 1970 đã đi vào lịch sử, góp phần nâng cao tầm vóc của người phụ nữ Việt Nam. Ngày 3/4/1970, với bước đi nhẹ nhàng thanh thản, tay xách “giỏ quà” tiến thẳng đến đoàn xe của địch xin đi “nhờ”. Một tiếng nổ kinh hoàng làm chấn động thành phố lúc ban mai, khói phụt lên phủ đầu quân giặc, 18 tên cướp nước và bán nước đền tội, 9 tên khác bị thương và một số xe hư hỏng nặng. Cảm phục trươc tinh thần dũng cảm của Hồ Thị Kỷ, Nhà báo - Nghệ sĩ nguyễn Hải Tùng trong bài thơ ca ngợi chị có đoạn viết: 

“Từ trái tim em bừng tiếng nổ, 
Cuối trời Tổ quốc lửa dâng cao. 
Từ trái tim em nung thép đỏ, 
Chảy vào mạch sống vạn đời sau”...

 
Ông Đoàn Thanh Vị, nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Minh Hải thì phát biểu: “Chưa ở đâu trên Tổ quốc ta, lại có người con gái như Hồ Thị Kỷ, từ trái tim em đã làm ra tiếng nổ diệt Mỹ đời đời vang mãi”…
Thành phố Cà Mau hôm nay nhìn từ trên cao. Ảnh: An Hiếu – TTXVNThành phố Cà Mau hôm nay nhìn từ trên cao. Ảnh: An Hiếu – TTXVNThành phố Cà Mau hôm nay nhìn từ trên cao. Ảnh: An Hiếu – TTXVNThành phố Cà Mau hôm nay nhìn từ trên cao. Ảnh: An Hiếu – TTXVNThành phố Cà Mau hôm nay nhìn từ trên cao. Ảnh: An Hiếu – TTXVNThành phố Cà Mau hôm nay nhìn từ trên cao. Ảnh: An Hiếu – TTXVNThành phố Cà Mau hôm nay nhìn từ trên cao. Ảnh: An Hiếu – TTXVNThành phố Cà Mau hôm nay nhìn từ trên cao. Ảnh: An Hiếu – TTXVN
Thành phố Cà Mau hôm nay nhìn từ trên cao. Ảnh: An Hiếu – TTXVN

Sang đầu thế kỷ 18,vùng đất này thuộc quyền quản lý của chúa Nguyễn. Năm1714, xã Cà Mau có tên trên bản đồ nước Việt Nam. Dưới thời Hiển Tông Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) trực thuộc trấn Hà Tiên, đạo Long Xuyên. Đến năm 1808, dưới thời Gia Long, Minh Mạng, xã Cà Mau được nâng lên thành huyện Long Xuyên thuộc tỉnh Hà Tiên.

Sau khi thực dân Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây, vùng đất Cà Mau nhập vào hạt Rạch Giá và tháng 6 năm 1871 tách ra khỏi Rạch Giá, nhập vào tỉnh Sóc Trăng. Ngày 18/12/1882, vùng Cà Mau nhập với Bạc Liêu lập thành tỉnh Bạc Liêu. Đây là tỉnh thứ 21 Nam Kỳ thuộc địa được thành lập gồm 4 quận: Cà Mau, Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu và thị xã Bạc Liêu.

Theo sắc lệnh số 32/NV đề ngày 25/10/1955, chính quyền chế độ cũ tách tỉnh Cà Mau thành lập tỉnh mới gọi là tỉnh An Xuyên. Năm 1964, chính quyền Sài Gòn lập lại tỉnh Bạc Liêu, còn về phía chính quyền cách mạng thì thành lập hai tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu dựa theo sự phân biệt địa giới hành chính của địch để thuận tiện cho việc lãnh đạo phong trào cách mạng ở mỗi nơi.

Sau ngày 30/4/1975, Đảng, Nhà nước ta hợp nhất hai tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu thành tỉnh Minh Hải; đến ngày 01/01/1977, được tách ra thành hai tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu.


Qua hơn 300 năm mở mang và khai phá với nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, sự thay đổi tên gọi khác nhau cũng như trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, người Cà Mau đã tạo nên dấu son tô thắm thêm truyền thống dựng nước và giữ nước của người dân nước Việt.

Là trung tâm tỉnh lỵ, thành phố Cà Mau cách thành phố Hồ Chí Minh 349 km, cách thủ đô Hà Nội 2.085km. Với dân số khoảng 181.000 người, được chia làm 8 phường và 7 xã. Trong đó có hơn 300 hộ người Khmer và 400 hộ người Hoa sinh sống chủ yếu ở thành thị, cùng với người Kinh, những cộng đồng dân tộc này đã tạo ra cho Cà Mau một bản sắc văn hoá hêt sức riêng biệt, không thể lẫn vào bất cứ nơi nào của đất nước.

Nếu đi du lịch đến thành phố Cà Mau, bạn đừng quên ghé thăm ngôi chùa Monivonsabophram, một biểu tượng đặc trưng của người Khmer nằm tại phường 1, TP Cà Mau.

Nếu người Khmer đón không khí tết của mình trong nghi lễ thả đèn gió trang trọng và không kém phần thiêng liêng thì đến rằm tháng giêng, người Kinh từ khắp nơi lại lũ lượt đổ về chùa Phật Tổ (còn gọi là Sắc Tứ Quan Âm Cổ Tự), nằm tại phường 4, TP Cà Mau để dự và cúng rằm Thượng Nguyên. Cũng tại đây vào ngày rằm tháng bảy, bà con Cà Mau rủ nhau vào chùa làm lễ xá tội vong nhân (cúng cô hồn). Đây cũng là dịp làm lễ báo hiếu (lễ Vu Lan). Còn trong tháng ba âm lịch, bạn bè về với đồng bào người Hoa ở TP Cà Mau để cùng nhau vui đón ngày vía Bà Thiên Hậu, đây là một ngôi chùa được người Hoa xây dựng từ năm 1882, tại phường 2 TP Cà Mau.


Đến tham quan du lịch Thành phố Cà Mau bạn đừng quên đi chợ nổi trên sông, đây là nét văn hoá mang đậm dấu ấn của người dân vùng sông nước Cà Mau. Nếu muốn tìm cảm giác thư thái, bạn nên ghé vào Công viên văn hoá nằm ngay trong lòng thành phố. Nơi đây được xem như một Cà Mau thu nhỏ, có cả vườn chim giữa lòng thành phố. Với một hệ sinh thái tự nhiên hết sức độc đáo, mang nét văn hoá rất riêng mà chỉ thành phố Cà Mau mới có được.
 
Bạn cũng đừng lo lắng nếu muốn tìm chỗ nghỉ ngơi, tại thành phố Cà Mau có hệ thống nhà hàng, khách sạn với đầy đủ tiện nghi phục vụ quí khách. Ngoài ra, các dịch vụ du lịch sẽ đưa bạn đi du lịch hoang dã, hoặc thăm viếng, tìm hiểu các sân chim, vườn chim, rừng tràm, rừng đước…Tất cả những nơi bạn đến sẽ là một hình ảnh đẹp, sinh động, tạo ấn tượng về vùng đất chót mũi này.

Thành phố Cà Mau sẽ là nơi đón bạn, và chắc rằng khi xa rồi bạn sẽ còn lưu luyến mãi và không bao giờ quên. 
Theo http://tpcm.camau.gov.vn
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN

Có thể bạn quan tâm