Du lịch - Ngành kinh tế mũi nhọn ở Cao Bằng

Không chỉ có những cảnh đẹp nổi tiếng như thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, Cao Bằng còn là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, đậm đà bản sắc văn hóa với những nét riêng biệt của đồng bào các dân tộc thiểu số; là nơi có nhiều di sản về địa chất độc đáo... Đó là tiềm năng lớn để phát triển du lịch - ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Cao Bằng.

 

Du lich - Nganh kinh te mui nhon o Cao Bang hinh anh 1
Thác Bản Giốc đẹp nổi tiếng thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, thu hút đông đảo du khách đến tham quan. Ảnh: An Thành Đạt

Đến Cao Bằng, du khách không thể bỏ qua các điểm du lịch văn hóa, tâm linh hấp dẫn như: Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, suối Lê Nin, Khu du lịch thác Bản Giốc, hồ Thang Hen, Khu sinh thái Phia Oắc - Phia Đén… Với nhiều dân tộc anh em cùng chung sống, Cao Bằng còn sở hữu nhiều nét văn hóa đặc sắc như: lễ Thẩm Cuổn (lễ cấp sắc) của người Sán Chỉ; nghi lễ hát Then, lễ hội Nàng Hai của người Tày...

Du lich - Nganh kinh te mui nhon o Cao Bang hinh anh 2
Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó nằm trên địa bàn xã Trường Hà, huyện Hà Quảng là điểm du lịch lịch sử nổi tiếng của tỉnh Cao Bằng. Ảnh: An Thành Đạt

Theo ông Trương Thế Vinh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cao Bằng, với phong cảnh đẹp, nhiều di tích lịch sử và một kho tàng văn hóa độc đáo, Cao Bằng hiện thu hút ngày càng đông du khách trong và ngoài nước. Nếu như năm 2016, Cao Bằng đón 741.547 lượt khách, doanh thu đạt 146,3 tỷ đồng thì đến năm 2018 lượng khách tham quan là 1.231.200 lượt người, đạt doanh thu 363,3 tỷ đồng. Sáu tháng đầu năm 2019, Cao Bằng đón 750.000 lượt khách, tăng 33,9% so cùng kỳ năm trước, trong đó có 95.000 lượt khách quốc tế, đạt doanh thu 207,8 tỷ đồng.

Du lich - Nganh kinh te mui nhon o Cao Bang hinh anh 3
Quần thể hồ Thang Hen bao gồm 36 hồ nước ngọt tự nhiên ở xóm Lũng Táo, xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh. Ảnh: An Thành Đạt
 
Du lich - Nganh kinh te mui nhon o Cao Bang hinh anh 4
Động Ngườm Ngao ở xóm Khuổi Ky, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh là món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho Cao Bằng. Ảnh: An Thành Đạt

Ngành du lịch Cao Bằng đang từng bước khẳng định vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương, góp phần tạo việc làm cho nhiều lao động và giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn. Chị Nông Thị Toàn ở xóm Pác Bó, xã Trường Hà (huyện Hà Quảng) làm nghề bán hàng tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó cho biết: Xóm Pác Bó có khoảng 90 hộ dân thì 34 hộ tham gia bán hàng phục vụ khách du lịch. Trong xóm bây giờ chỉ còn 10 hộ nghèo. Nhờ bán hàng cho du khách, gia đình chị đã có cuộc sống ổn định, làm được nhà mới trị giá 500 triệu đồng.

Du lich - Nganh kinh te mui nhon o Cao Bang hinh anh 5
Mô hình du lịch cộng đồng ở xóm Phia Thắp, xã Quốc Dân, huyện Quảng Uyên thu hút khách thập phương. Ảnh: An Thành Đạt
 
Du lich - Nganh kinh te mui nhon o Cao Bang hinh anh 6
Nghề dệt vải thổ cẩm truyền thống của người Lô Lô. Ảnh: An Thành Đạt

Nhằm phát triển bền vững ngành du lịch, Cao Bằng đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng vào quy hoạch, xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng tại các điểm du lịch trọng điểm. Bên cạnh đó, tỉnh còn phát triển loại hình du lịch trải nghiệm tại các làng nghề truyền thống và tìm hiểu văn hóa bản địa như: tìm hiểu nghề dệt ở xã Ngọc Lâm (huyện Hà Quảng), nghề làm hương ở xóm Phia Thắp, xã Quốc Dân và nghề rèn ở xã Phúc Sen (huyện Quảng Uyên)... Nhờ phát huy tiềm năng du lịch, Cao Bằng đã và đang từng bước trở thành một trong những trung tâm du lịch của khu vực trung du, miền núi phía Bắc.

Du lich - Nganh kinh te mui nhon o Cao Bang hinh anh 7
 
Du lich - Nganh kinh te mui nhon o Cao Bang hinh anh 8
Những món gác bếp, bánh cuốn thơm ngon hấp dẫn du khách khi đến Cao Bằng. Ảnh: An Thành Đạt

Hữu Hải – Nông Đạt – An Thành Đạt

Tin liên quan

Khung cảnh mùa đông nơi biên cương Cao Bằng

Cao Bằng – miền biên cương phía Bắc của Tổ quốc mang một vẻ đẹp kỳ ảo mà ít nơi nào có được. Trong chuyến đi khảo sát, đánh giá về Công viên địa chất non nước toàn cầu Cao Bằng, các chuyên gia của UNESSCO đã đánh giá đây là “chốn thần tiên” và đề nghị tỉnh Cao Bằng xây dựng tuyến du lịch mang tên “Khám phá xứ sở thần tiên”. Phong cảnh, non nước miền biên viễn Cao Bằng rất xứng đáng với tên gọi mỹ miều đó. Mùa đông, khi nhiều nơi đang trong cảnh tàn tạ, héo úa thì những rừng cây ở Cao Bằng với nhiều sắc màu rực rỡ lại toát lên vẻ đẹp thanh thoát lạ thường.


Xây dựng Hoài Khao thành Làng du lịch cộng đồng

Đến Hoài Khao (xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) - vùng đất nổi tiếng về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Dao Tiền, du khách được đắm chìm trong làn điệu Páo dung, những bộ trang phục được thêu một cách cầu kì, được thưởng ngoạn cảnh quan thiên nhiên hữu tình, thơ mộng. Với những tiềm năng sẵn có, huyện Nguyên Bình xác định xây dựng xóm Hoài Khao trở thành làng du lịch cộng đồng - đây là chương trình trọng tâm của địa phương trong năm 2020.


Cao Bằng chuyển hướng “hút” khách nội địa, xây dựng điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn

Năm nay, dịch COVID-19 đã tác động nặng nề tới ngành Du lịch tỉnh Cao Bằng. Để tháo gỡ khó khăn, tỉnh đang đẩy mạnh các giải pháp kích cầu du lịch tập trung vào thị trường nội địa, nỗ lực hướng đến mục tiêu xây dựng Cao Bằng là điểm đến an toàn, thân thiện và hấp dẫn.


Rừng quốc gia Phia Oắc - Phia Đén, điểm nhấn của Công viên địa chất toàn cầu “Non nước Cao Bằng”

Vườn Quốc gia Phia Oắc - Phia Đén (huyện Nguyên Bình) được ví như một viên ngọc quý mà thiên nhiên ban tặng cho mảnh đất biên cương Cao Bằng. Nơi đây có cấu tạo địa chất rất đặc biệt với những dãy núi cao, nhiều khoáng sản quý hiếm như vàng, bạc, thiếc, vonphram, quặng uranium... Phia Oắc - Phia Đén vẫn giữ được rừng nguyên sinh, hệ sinh thái đa dạng, nhiều loài động thực vật quý hiếm. Đặc biệt, nơi đây có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, không khí trong lành, mát mẻ, có băng tuyết về mùa đông và là nơi lý tưởng cho phát triển du lịch sinh thái.


Cao Bằng - "Mỏ vàng" của du lịch vùng Đông Bắc

Cao Bằng - vùng đất chứa đựng nhiều di sản địa chất, địa mạo cổ sinh với trên 130 điểm di sản địa chất độc đáo, được thiên nhiên ban tặng nhiều thắng cảnh nổi tiếng như thác Bản Giốc, hang Pác Bó - suối Lê Nin, Vườn Quốc gia Phja Oắc - Phja Đén, hồ Thăng Hen - Núi mắt thần... Cao Bằng là địa bàn cư trú của 8 dân tộc chính (Tày, Nùng, H’Mông, Dao, Lô lô, Sán Chỉ, Kinh, Hoa), mỗi dân tộc đều có tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán riêng. Với những lợi thế đó, Cao Bằng được coi là một “mỏ vàng” phát triển du lịch của vùng Đông Bắc.


Khám phá non nước Cao Bằng

Nằm ở nơi địa đầu Tổ quốc, những cái tên Hà Quảng, Trà Lĩnh, Quảng Uyên, Trùng Khánh, Hạ Lang, Phục Hòa giờ đã không còn xa lạ với khách du lịch bởi đó là những địa danh gắn liền với hành trình khám phá Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng.


Góp ý phát huy giá trị du lịch của Công viên địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng

Ngày 8/5, UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo quốc tế về “Phát triển du lịch bền vững thông qua mô hình Công viên địa chất toàn cầu UNESCO”. Dự Hội thảo có đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao, Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam; các chuyên gia, nhà khoa học, diễn giả Mạng lưới công viên địa chất toàn cầu UNESCO của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á, châu Âu, châu Mỹ - La tinh, châu Phi và Ban Quản lý Công viên địa chất toàn cầu Cao Nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), Krông Nô (Đắk Nông), Lý Sơn- Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) và Gia Lai…


Cao Bằng phát triển du lịch cộng đồng

Cao Bằng là tỉnh có những cảnh đẹp nổi tiếng như thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao. Đây còn là vùng đất đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc với những nét văn hóa riêng biệt của đồng bào các dân tộc thiểu số; có nhiều di sản về địa chất độc đáo; địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng Việt Nam. Đó là những tiềm năng lớn để phát triển kinh tế du lịch nói chung và loại hình du lịch cộng đồng nói riêng.


Vẻ đẹp kỳ vĩ của thác Bản Giốc

Bản Giốc là một thác nước hùng vĩ và đẹp nhất của Việt Nam, nằm ở địa phận xã Ðàm Thủy, huyện Trùng Khánh, Cao Bằng. Thác có độ cao trên 30 m với nhiều khối nước lớn đổ xuống qua nhiều tầng đá vôi. Giữa thác có một mô đá rộng phủ đầy cây đã xẻ dòng sông thành 3 luồng nước như ba dải lụa trắng. Ngày đêm thác nước cuồn cuộn đổ xuống những tảng đá phẳng làm tung lên vô vàn hạt bụi trắng toả mờ cả một vùng rộng lớn. Vào những ngày nắng, làn hơi nước còn tạo thành cầu vồng lung linh huyền ảo.



Đề xuất