Đột phá trong công nghệ mới sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời

Ngày 21/5, một công ty của Ba Lan đã khánh thành dây chuyền sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời đầu tiên trên thế giới sử dụng công nghệ vật liệu perovskite đột phá, có thể tạo nên một cuộc cách mạng trong lĩnh vực này.

Dot pha trong cong nghe moi san xuat tam pin nang luong mat troi hinh anh 1 Các tấm pin mặt trời được đưa vào sử dụng tạo ra một nguồn năng lượng sạch. Ảnh: Phan Tuấn Anh – TTXVN

Được đặt tên theo tên Nữ thần Mặt trời vùng Baltic, công ty Saule Technologies chế tạo các tấm pin năng lượng mặt trời bằng phương pháp in phun mới do nhà sáng lập công ty, bà Olga Malinkiewicz sáng chế. Theo bà, công ty có trụ sở tại thành phố Wroclaw ở phía Nam Ba Lan này đang mở rộng hoạt động sản xuất. Bà Malinkiewicz đã nghiên cứu và phát triển công nghệ sản xuất mới này từ năm 2013 khi còn là theo học lấy bằng Tiến sĩ tại Đại học Valencia ở Tây Ban Nha.

Ưu điểm vượt trội của các tấm quang điện được phủ bằng lớp perovskite là có trọng lượng nhẹ, độ mềm dẻo và có thể dễ dàng lắp đặt trên hầu hết mọi bề mặt để sản xuất điện kể cả bên trong các tòa nhà. Chi phí đầu vào giảm do phương pháp in phun cho vật liệu perovskite cho phép sản xuất các tấm pin mặt trời ở nhiệt độ thấp hơn.

Bà Malinkiewicz cho biết nhu cầu của thị trường hiện đã vượt công suất của nhà máy, ước tính ban đầu là 40.000 m2/năm. Các bên đặt mua đầu tiên là những hãng hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và Internet vạn vật.

Saule Technologies đã được nhà đầu tư Nhật Bản, tỷ phú Hideo Sawada, và công ty Columbus Energy của Ba Lan tài trợ trong suốt quá trình nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm và đưa ra thị trường sản phẩm mới này. Công ty hiện đang chuẩn bị niêm yết trên thị trường chứng khoán Vacsava và đang cân nhắc mở các nhà máy mới ở châu Âu và có thể cả Nhật Bản.

Thúc Anh

Tin liên quan

Mô hình sấy cỏ kết hợp năng lượng mặt trời, thân thiện với môi trường

Thích hợp với quy mô chăn nuôi nhỏ nhằm nâng cao chất lượng thức ăn và giải phóng sức lao động cho người dân, nhóm thí sinh tại Hà Nội đã thực hiện thành công Đề tài "Mô hình hệ thống thiết bị cắt, băm, sấy cỏ, ngô kết hợp năng lượng mặt trời và đóng báo ủ chua làm thức ăn cho gia súc".


An Giang hoàn thành nhà máy điện mặt trời đóng góp gần 400 triệu kWh cho lưới điện quốc gia

Chiều 12/1, Tập đoàn Sao Mai đã tổ chức công bố hoàn thành Nhà máy điện mặt trời Sao Mai - An Giang, tại xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang với tổng công suất 210 MWp, với tổng vốn đầu tư hơn 6.000 tỷ đồng. Nhà máy hoàn thành sẽ đóng góp gần 400 triệu kWh mỗi năm cho lưới điện quốc gia.


Phát triển trên 8.730 dự án điện mặt trời mái nhà ở miền Trung – Tây Nguyên

Trong tháng 7/2020, Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) đã phát triển thêm 1.637 khách hàng lắp đặt điện mặt trời mái nhà với tổng công suất đặt 76,729 MWp; lũy kế 7 tháng có 4.517 khách hàng lắp đặt điện mặt trời mái nhà, tổng công suất đặt 197,95 MWp, đạt 99% so với kế hoạch EVN giao (200MWp).



Đề xuất