Đồng Phước Tào - Gương nông dân giỏi làm kinh tế

Cơ sở xay xát và thu mua nông sản Huy Hoàng ở thôn Trà Đình 1, xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam, của ông Đồng Phước Tào mỗi năm mua bán khoảng 5.000 tấn gạo các loại và 2.000 tấn ngô, doanh số bình quân khoảng 64 tỷ đồng. Sau khi trừ các chi phí, ông thu lãi khoảng 1,2 tỷ đồng/năm.

Dong Phuoc Tao - Guong nong dan gioi lam kinh te hinh anh 1Ông Đồng Phước Tào là 1 trong 2 nông dân tiêu biểu của tỉnh Quảng Nam được Hội Nông dân Việt Nam tặng Bằng khen năm 2022. Ảnh: Trịnh Bang Nhiệm - TTXVN

Đặc biệt cơ sở xay xát của gia đình ông đã góp phần bao tiêu nông sản cho nông dân trong vùng, giải quyết việc làm thường xuyên cho 4 lao động địa phương với mức lương từ 7 - 10 triệu đồng/người/tháng.

Với những đóng góp đó, năm 2022, ông Đồng Phước Tào trở thành 1 trong 2 nông dân tiêu biểu của tỉnh Quảng Nam được Hội Nông dân Việt Nam tặng Bằng khen.

Ông Tào xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo ở xã Quế Phú, huyện Quế Sơn (tỉnh Quảng Nam). Năm 1987, học hết Trung học Phổ thông, ông lên đường nhập ngũ và đến năm 1991, ông xuất ngũ trở về địa phương và cùng các thành viên trong gia đình phát triển kinh tế.

Sau khi lập gia đình vào năm 1992, vợ chồng ông ra ở riêng và được chia cho 2 sào ruộng (1.500 m2) để sinh sống. Để đảm bảo cuộc sống cho gia đình nhỏ của mình, hàng ngày, ông thức khuya, dậy sớm chăm lo vườn tược, chuồng trại... Thế nhưng khó khăn ngày càng chồng chất khi 3 người con lần lượt ra đời vào các năm 1994, 1996 và 2001.

Dong Phuoc Tao - Guong nong dan gioi lam kinh te hinh anh 2Cơ sở xay xát và thu mua nông sản Huy Hoàng (thôn Trà Đình 1, xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam) của ông Đồng Phước Tào. Ảnh: Trịnh Bang Nhiệm - TTXVN 

Quyết tâm thoát nghèo, ông trăn trở tìm phương hướng phát triển kinh tế gia đình. Năm 2004, nhận thấy thị trường đang có nhu cầu cao về nông sản, ông bàn với gia đình huy động toàn bộ tiền vốn 70 triệu đồng, vay thêm vốn phát triển kinh tế của Hội Nông dân xã 100 triệu đồng và huy động người thân, bạn bè được 300 triệu đồng để thu mua lúa, bông, ngô, khoai, sắn… của nhân dân trong vùng cung ứng cho thị trường trong và ngoài tỉnh.

Nhờ sự linh hoạt, cân đối vốn khoa học nên ngay trong vụ đầu tiên, gia đình ông đã thu mua và xuất bán ra thị trường khoảng 100 tấn nông sản các loại, đạt doanh số hơn 1 tỷ đồng, giải quyết việc làm thường xuyên cho 4 lao động và gián tiếp cho nhiều lao động khác.

Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người sử dụng, ông đã yêu cầu nông dân tuyệt đối không sử dụng hóa chất trong quá trình xay xát cũng như trong bảo quản nông sản, đồng thời khuyến khích sản xuất nông nghiệp hữu cơ, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng liều lượng và hạn sử dụng. Đổi lại, cơ sở của gia đình ông luôn thu mua nông sản cho bà con với giá hợp lý nhất, không xảy ra tình trạng ép giá. Nhờ sản xuất nguồn nông sản uy tín, luôn lấy quyền lợi, sức khỏe của người sử dụng lên hàng đầu nên từ khi thành lập đến nay, Cơ sở xay xát và chế biến nông sản Huy Hoàng của gia đình ông luôn là địa chỉ tin cậy để các đại lý nông sản, các lò sản xuất bánh, bún… trong tỉnh Quảng Nam và các tỉnh lân cận ưu tiên lựa chọn.

Ông Nguyễn Xuân Kỳ - Chủ tịch Hội Nông dân xã Quế Phú cho biết, mặc dù bận rộn nhưng ông Đồng Phước Tào luôn gần gũi với mọi người xung quanh, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, sẵn sàng sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn. Hàng năm cơ sở thu mua nông sản của gia đình ông đều dành khoảng 100 triệu đồng tặng quà Tết cho các hộ gia đình chính sách trong huyện Quế Sơn, 40 - 50 triệu đồng cho các hoạt động xã hội khác...

Trịnh Bang Nhiệm

Tin liên quan

Ông Nguyễn Tấn Đức vươn lên làm kinh tế giỏi sau vấp ngã

Sau 14 năm chấp hành án tù, ông Nguyễn Tấn Đức (sinh năm 1969, trú xóm Nước Xanh, xã Giai Xuân, Tân Kỳ, Nghệ An) đã khiến nhiều người nể phục khi là điển hình trong phát triển trang trại VAC. Ông là tấm gương sáng cho nghị lực, vươn lên làm cuộc đời sau vấp ngã.


Bà Nguyễn Thị Bé - Gương điển hình làm kinh tế giỏi của phụ nữ Lai Châu

Phong trào phụ nữ vượt khó vươn lên phát triển kinh tế, làm giàu do Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lai Châu phát động được phụ nữ trong tỉnh tích cực hưởng ứng và đạt nhiều kết quả. Nhiều phụ nữ làm kinh tế giỏi, có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, góp phần nâng cao mức sống cho gia đình, phát triển kinh tế địa phương. Bà Nguyễn Thị Bé ( sinh năm 1960, ở tổ 15, phường Tân Phong, thành phố Lai Châu) là một điển hình.


Trưởng bản Thào A Thái vươn lên làm kinh tế giỏi

Biết làm ăn kinh tế mang lại thu nhập cao cho gia đình, luôn hết lòng với công việc được giao - đó là lời khen ngợi của bà con dân tộc Mông bản Tà Cóm dành cho anh Thào A Thái, Bí thư Chi bộ - Trưởng bản Tà Cóm (xã Trung Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa).


Ông Quàng Văn Hó - Gương người cao tuổi làm kinh tế giỏi tại vùng cao Sơn La

Ông Quàng Văn Hó (sinh năm 1951) là điển hình trong phong trào người cao tuổi làm kinh tế giỏi của tỉnh Sơn La. Với mô hình trồng cây ăn quả trên đất dốc cho năng suất cao, tháng 9/2018 ông được Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam khen thưởng tại Hội nghị toàn quốc biểu dương người cao tuổi tiêu biểu làm kinh kế giỏi lần thứ 3.


Chị Quàng Thị Kẹo - Người phụ nữ dân tộc Khơ Mú làm kinh tế giỏi

Đến xã Huổi Một, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La, ai cũng biết chị Quàng Thị Kẹo (sinh năm 1966, dân tộc Khơ Mú) trú tại bản Nặm Pù A. Chị là tấm gương điển hình trong phong trào phụ nữ các dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi được Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Sơn La biểu dương giai đoạn 2014 – 2017.


Ông Tòng Văn Nọi - Gương sáng tuổi cao làm kinh tế giỏi

Ông Tòng Văn Nọi, 59 tuổi, dân tộc Thái, vinh dự là đại diện của tỉnh Sơn La tham dự Hội nghị biểu dương Người cao tuổi tiêu biểu sản xuất, kinh doanh giỏi giai đoạn 2012 - 2017 sẽ được tổ chức tháng 10/2018 tại Hà Nội. Những năm qua, mô hình phát triển cà phê của gia đình ông đã đem lại thu nhập khoảng 600-800 triệu/năm và tạo việc làm thường xuyên cho 5 lao động với mức lương 9 triệu đồng/người/tháng.



Đề xuất