Đông Giang phát triển kinh tế từ nông sản đặc sản

Đông Giang phát triển kinh tế từ nông sản đặc sản
http://dantocmiennui.vn/xa-hoi/quang-nam-vai-net-tong-quan/172140.htmlhttp://dantocmiennui.vn/xa-hoi/quang-nam-vai-net-tong-quan/172140.html Vườn ươm chè dây Ra Zéh của một gia đình ở xã Tư, huyện Đông Giang. Ảnh: Nam Sương
Vườn ươm chè dây Ra Zéh của một gia đình ở xã Tư, huyện Đông Giang.
Ảnh: Nam Sương

Đông Giang là một trong 9 huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, dân số khoảng 25.000 người, chủ yếu là đồng bào dân tộc Cơtu. Để giảm nghèo, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho đồng bào, bên cạnh việc khuyến khích chuyển đổi phương thức sản xuất, huyện đã và đang khẳng định giá trị cây đặc sản của vùng thông qua các loại cây trồng chất lượng cao như: chuối mốc, ớt A riêu, chè dây Ra Zéh, ba kích, mật nhân...

Sản phẩm truyền thống rượu Ka Kun từ củ Ka Kun là một đặc sản thơm ngon nổi tiếng của vùng đất Đông Giang. Ảnh: Nam Sương
Sản phẩm truyền thống rượu Ka Kun từ củ Ka Kun là một đặc sản thơm ngon nổi tiếng của vùng đất Đông Giang. Ảnh: Nam Sương

Đến với các xã Sông Kôn, A Rooh, Mà Cooih, Kà Dăng, Za Hung, những vườn chuối xanh mát, trải dài lần lượt hiện ra trước mắt chúng tôi. Kể từ khi huyện triển khai Đề án phát triển cây chuối hàng hóa giai đoạn 2012 - 2015, đến nay, chuối đã trở thành cây chủ lực trong xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống của nhiều hộ đồng bào. “Trước đây, gia đình tôi chỉ làm nương rẫy, đời sống gặp nhiều khó khăn. Được huyện hỗ trợ 100 gốc cây chuối mốc ban đầu, đến nay, gia đình đã phát triển được gần 1 ha chuối mốc, có thu nhập thường xuyên 2 - 3 triệu đồng/tháng", chị Bríu Thị Nhưng ở thôn Ca Zao, xã Za Hung hồ hởi nói.

Chuối là cây trồng chủ lực trong xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống của nhiều hộ đồng bào ở huyện Đông Giang. Ảnh: Nam Sương
Chuối là cây trồng chủ lực trong xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống của nhiều hộ đồng bào ở huyện Đông Giang. Ảnh: Nam Sương

Cùng với cây chuối mốc, đồng bào ở Đông Giang còn phát triển các sản phẩm bản địa có nguồn gốc từ rừng như: cây chè dây Ra Zéh, cây ớt A riêu, rượu Ka Kun... Đến hết năm 2017, toàn huyện trồng mới khoảng 70.000 cây chè dây (tương đương 3,5 ha), tổng sản lượng chè khô đạt 3 - 5 tấn, doanh thu đạt 360 - 400 triệu đồng; diện tích trồng ớt đạt 5,2 ha, sản lượng đạt 4,2 tấn, doanh thu đạt hơn 1,1 tỷ đồng... Từ khi chuyển sang trồng chè dây Ra Zéh, ớt A riêu, thu nhập của nhiều hộ đồng bào cải thiện đáng kể. Bà Hôi Pươi ở thôn A zớ, xã Mà Cooih chia sẻ: “Từ khi chuyển sang trồng ớt A riêu, kinh tế gia đình khá hơn rất nhiều. Ớt A riêu nhà tôi cung cấp cho các cửa hàng trên phố huyện rất nhiều, nhiều lúc khan hiếm không có hàng để bán”.

Đông Giang hiện có 5,2 ha ớt, sản lượng đạt 4,2 tấn, doanh thu trên 1,1 tỷ đồng. Ảnh: Nam Sương
Đông Giang hiện có 5,2 ha ớt, sản lượng đạt 4,2 tấn, doanh thu trên 1,1 tỷ đồng. Ảnh: Nam Sương

Chuối mốc ở huyện Đông Giang quả to, buồng đẹp, vị ngọt, được nhiều người ưa thích. Ảnh: Nam Sương
Chuối mốc ở huyện Đông Giang quả to, buồng đẹp, vị ngọt, được nhiều người ưa thích. Ảnh: Nam Sương

Giờ đây, cuộc sống của đồng bào vùng cao ở huyện Đông Giang đã được cải thiện hơn trước rất nhiều. Ảnh: Nam Sương
Giờ đây, cuộc sống của đồng bào vùng cao ở huyện Đông Giang đã được cải thiện hơn trước rất nhiều. Ảnh: Nam Sương

Hiện nay, ngành nông nghiệp huyện Đông Giang đang nỗ lực xây dựng nhãn hiệu, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý... cho các loại nông sản đặc sản. Ông Lê Vương, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đông Giang cho biết, khi sản phẩm chè dây Ra Zéh, ớt A riêu, rượu Ka Kun... có thương hiệu, giá trị sản phẩm sẽ được nâng cao hơn, giúp đồng bào thu nhập ổn định và yên tâm gắn bó sản xuất những mặt hàng nông sản đặc sản bản địa truyền thống của địa phương.

Sản phẩm nông sản đặc sản của đồng bào được bày bán tại nhiều cửa hàng trên phố huyện Đông Giang. Ảnh: Nam Sương
Sản phẩm nông sản đặc sản của đồng bào được bày bán tại nhiều cửa hàng trên phố huyện Đông Giang. Ảnh: Nam Sương

Hoàng Tâm – Nam Sương
Báo in T7/2018

Có thể bạn quan tâm