Đồng bào dân tộc thiểu số nghèo ở vùng biên Bình Phước phấn khởi nhận nông cụ sản xuất

Ngày 4/6, tại huyện biên giới Bù Gia Mập (Bình Phước), nhiều đồng bào dân tộc thiểu số rất phấn khởi khi được nhận nông cụ, dụng cụ lao động phát triển sản xuất theo Chương trình thực hiện kế hoạch giảm 1.000 hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số.

Dong bao dan toc thieu so ngheo o vung bien Binh Phuoc phan khoi nhan nong cu san xuat hinh anh 1Trao nông cụ cho đồng bào thiểu số tại huyện biên giới Bù Gia Mập (Bình Phước). Ảnh: K GỬIH - TTXVN

Tại đây, 75 hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo thuộc 3 xã Bình Thắng, Phước Minh và Phú Văn được nhận nông cụ gồm: 46 bình xịt thuốc, 61 máy phát cỏ và 5 máy cưa. Mỗi phương tiện trị giá 5 triệu đồng; tổng kinh phí trị giá 560 triệu đồng.

Việc thực hiện chương trình là giải pháp trao “cần câu”, giúp đồng bào dân tộc thiểu số nghèo nâng cao ý thức trong lao động, sản xuất để cải thiện cuộc sống, thoát nghèo bền vững. Các nông cụ được cấp theo đăng ký nguyện vọng của các hộ nghèo. Trước đó, chính quyền địa phương đã tư vấn cho các hộ chọn nông cụ phù hợp, nhằm tăng tỷ lệ cơ giới hóa, nâng cao hiệu quả sử dụng, phục vụ sản xuất nông nghiệp, tùy theo đặc điểm từng vùng.

Anh Tráng Lểnh Sềnh ở xã Phú Văn phấn khởi cho biết: "Gia đình rất mừng khi được nhận nông cụ, có thêm công cụ để lao động sẽ góp phần giúp gia đình có thêm nhu nhập trong thời gian tới".

Anh Điểu Đon ở thôn Thác Dài, xã Phú Văn, cũng vui mừng khi được nhận một món quà đầy ý nghĩa. Anh Đon chia sẻ: Có bình phun thuốc này sẽ giúp anh chăm sóc rẫy thuận lợi hơn; không phải mượn của hàng xóm mà sẽ chủ động hơn trong công việc nhà và nhận việc làm thuê...

Không chỉ hộ các anh Tráng Lểnh Sềnh, Điểu Đon, mà tất cả hộ dân được nhận nông cụ lao động rất phấn khởi khi được hưởng từ các chương trình hỗ trợ của Nhà nước. Đây là những gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn; được chính quyền địa phương rà soát đủ tiêu chí để nhận máy phát cỏ, bình xịt thuốc, máy cưa.

Phó Chủ tịch UBND huyện Bù Gia Mập Tạ Hồng Quảng mong muốn đồng bào nhận nông cụ sẽ phát huy hiệu quả của chương trình; có ý thức vươn lên thoát nghèo; thay đổi tư duy, nhận thức để cuộc sống ổn định hơn, mang lại hiệu quả thiết thực trong đời sống.

Từ đầu năm đến nay, huyện Bù Gia Mập cũng đã tổ chức bàn giao 209 nông cụ cho 138 hộ. Đến nay, toàn huyện đã có 213 hộ được hỗ trợ nhu cầu nông cụ phục vụ sản xuất với 333 phương tiện. Tổng kinh phí thực hiện cho chương trình này trị giá 1 tỷ 665 triệu đồng.

Đây là hoạt động ý nghĩa thiết thực trong việc hỗ trợ sản xuất đối với người dân nghèo, góp phần cải thiện cuộc sống, tăng thu nhập, đặc biệt là hộ dân tộc thiểu số có điều kiện thoát nghèo bền vững.

K GỬIH

Tin liên quan

Dịch COVID-19: Quyết liệt phòng chống dịch và nỗ lực phục hồi sản xuất

Trong ngày 30/5, Việt Nam ghi nhận thêm 251 ca mắc mới, trong đó có 1 ca cách ly tại Đồng Nai sau khi nhập cảnh và 250 ca trong nước. Cụ thể, tại Bắc Giang ghi nhận 124 ca, Thành phố Hồ Chí Minh 59 ca, Bắc Ninh 43 ca, Hà Nội 18 ca, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh 2 ca, Hải Phòng, Long An, Hải Dương và Đà Nẵng mỗi địa phương đều ghi nhận 1 ca.


Chị Hà Thị Nguyễn được ngưỡng mộ vì sản xuất, kinh doanh giỏi

Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân huyện Bắc Yên (Sơn La), đã tích cực tuyên truyền, vận động hội viên tham gia xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế gia đình bằng những việc làm thiết thực, cụ thể, tạo ra nhiều phong trào thi đua sôi nổi, thu hút đông đảo hội viên hưởng ứng. Một trong số đó là chị Hà Thị Nguyễn, sinh năm 1984, dân tộc Thái ở bản Cao Đa, xã Phiêng Ban.



Đề xuất