Đồng bào Chăm An Giang đón mừng Tháng ăn chay Ramadan

Ông Nguyễn Tiếc Hùng, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh An Giang (thứ 4 trái qua) tặng quà chúc mừng các vị giáo cả, phó giáo cả Ban Quản trị các Thánh đường, Tiểu Thánh đường Hồi giáo Islam trên địa bàn tỉnh An Giang. Ảnh: Công Mạo-TTXVN
Ông Nguyễn Tiếc Hùng, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh An Giang (thứ 4 trái qua) tặng quà chúc mừng các vị giáo cả, phó giáo cả Ban Quản trị các Thánh đường, Tiểu Thánh đường Hồi giáo Islam trên địa bàn tỉnh An Giang. Ảnh: Công Mạo-TTXVN

Sáng 29/3, Trưởng Ban Đại diện cộng đồng Hồi giáo Islam tỉnh An Giang Haji Jacky cho biết, hiện các xóm, ấp Chăm trong tỉnh đã trang trọng tổ chức Lễ đón mừng Tháng ăn chay Ramadan 2022 Dương lịch - 1443 Hồi lịch.

Đồng bào Chăm An Giang đón mừng Tháng ăn chay Ramadan ảnh 1Ông Nguyễn Tiếc Hùng, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh An Giang (phải) tặng quà chúc mừng Ban Đại diện cộng đồng Hồi giáo Islam tỉnh An Giang nhân Tháng ăn chay Ramadan 2022. Ảnh: Công Mạo-TTXVN

Nhân dịp này, đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ, Ủy ban Dân tộc,a Bộ Tư lệnh Quân khu 9, Cục An ninh nội địa Bộ Công an cùng lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh An Giang và các địa phương trong tỉnh đã đến dự, chúc mừng đồng bào Chăm.

Năm nay, Tháng ăn chay Ramadan 2022 Dương lịch - 1443 Hồi lịch ở An Giang bắt đầu từ thượng tuần tháng 4 đến tháng 5 (nhằm ngày 2/4 đến ngày 2/5) với đầy đủ các nghi thức như: Lễ nguyện I’Sha, đọc kinh Qur’an, cầu nguyện hòa bình và nhiều hoạt động xã hội từ thiện, thể thao, văn nghệ giao lưu truyền thống...

Chúc mừng các giáo cả, các vị trong Ban Đại diện cộng đồng Hồi giáo Islam tỉnh An Giang, Ban Quản trị các Thánh đường, Tiểu Thánh đường và đồng bào dân tộc Chăm trong tỉnh nhân Tháng ăn chay Ramadan, ông Nguyễn Tiếc Hùng, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh khẳng định: Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước, Chính phủ và tỉnh An Giang đã triển khai tốt các chương trình, chính sách dân tộc, nhất là các dân tộc thiểu số. Nhờ đó, bộ mặt nông thôn vùng dân tộc Chăm được khởi sắc. Đời sống của người Chăm có chuyển biến tích cực, các giá trị văn hóa tốt đẹp, phong tục tập quán, lễ hội truyền thống, tiếng nói, chữ viết của đồng bào được giữ gìn, bảo tồn và phát huy. Cơ sở thờ tự Thánh đường, Tiểu Thánh đường được xây dựng mở rộng khang trang. Các chức sắc tiêu biểu đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của tỉnh.

Đồng bào Chăm An Giang đón mừng Tháng ăn chay Ramadan ảnh 2Ông Nguyễn Tiếc Hùng, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh An Giang (thứ 4 trái qua) tặng quà chúc mừng các vị giáo cả, phó giáo cả Ban Quản trị các Thánh đường, Tiểu Thánh đường Hồi giáo Islam trên địa bàn tỉnh An Giang. Ảnh: Công Mạo-TTXVN

Ông Nguyễn Tiếc Hùng mong muốn các vị giáo cả, các vị trong Ban Quản trị các Thánh đường, Tiểu Thánh đường và người Chăm tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, nỗ lực, phấn đấu hơn nữa trong phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; cùng với chính quyền địa phương giữ vững an ninh – chính trị, trật tự an toàn xã hội để chăm lo phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Dịp này, Trưởng ban Đại diện cộng đồng Hồi giáo Islam tỉnh kêu gọi các tín hữu Islam tiếp tục phát huy tình đoàn kết, luôn đồng hành, gắn bó với các tôn giáo khác và cộng đồng các dân tộc Việt Nam; tích thực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện đúng giáo lý tôn giáo Islam gắn với việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; giữ gìn, phát huy truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Đồng thời, các tín hữu Islam nêu cao trách nhiệm công dân đối với đất nước, chấp hành tốt chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước; nhiệt tình hưởng ứng các phong trào, góp phần xây dựng quê hương ngày càng phát triển.

Đồng bào Chăm An Giang đón mừng Tháng ăn chay Ramadan ảnh 3

Một góc Thánh đường hồi giáo Masjid Nia'mah ở xã Châu Phong, thị xã Tân Châu vào Tháng ăn chay Ramadan. Ảnh: Công Mạo-TTXVN

Tỉnh An Giang hiện có trên 15.000 người theo đạo Hồi Islam, sống tập trung tại 9 xóm, ấp Chăm thuộc các huyện Phú Tân, Châu Phú, Châu Thành, An Phú và thị xã Tân Châu. Bà con chủ yếu sinh sống bằng nghề mua bán nhỏ, chăn nuôi, dệt vải, thêu đan và đánh bắt thủy sản trên sông.

Công Mạo

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm