Đồng bằng sông Cửu Long đối mặt với sạt lở nghiêm trọng

Đồng bằng sông Cửu Long đối mặt với sạt lở nghiêm trọng
Toàn vùng ĐBSCL hiện có trên 400 đoạn sạt lở với tổng chiều dài gần 900 km, tập trung tại khu vực bờ sông và hai bờ biển Đông, biển Tây thuộc địa bàn các tỉnh: Đồng Tháp, Bến Tre, Bạc Liêu, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau…  
Sóng biển đánh tràn qua tuyến đê kè Gành Hào ở huyện Đông Hải (Bạc Liêu)
Sóng biển đánh tràn qua tuyến đê kè Gành Hào ở huyện Đông Hải (Bạc Liêu)

Các vụ sạt lở nghiêm trọng nhất xảy ra trên chiều dài hàng trăm km tại các huyện Thanh Bình và Hồng Ngự (Đồng Tháp); huyện Chợ Mới, Châu Phú, thành phố Châu Đốc và Long Xuyên (An Giang)…
Đồng bằng sông Cửu Long đối mặt với sạt lở nghiêm trọng ảnh 2
Một vạt rừng phòng hộ ven biển Tây bị xâm thực biển ăn sâu và sạt lở nham nhở từng đoạn, có nguy cơ biến mất ở xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau)

Trong vòng 5 năm gần đây (2011 - 2015), các vụ sạt lở đã làm giảm 10% diện tích rừng ở ĐBSCL (28.387 ha).
Mỗi năm, trung bình thảm rừng ven biển Tây của Cà Mau bị cuốn mất khoảng 50 m lấn sâu vào bên trong. Nhìn từ trên cao, ở đoạn đê thuộc ấp 11, xã Khánh Tiến, huyện U Minh (Cà Mau), sự xâm lấn và tàn phá rừng phòng hộ đã thực sự báo động
Mỗi năm, trung bình thảm rừng ven biển Tây của Cà Mau bị cuốn mất khoảng 50 m lấn sâu vào bên trong. Nhìn từ trên cao, ở đoạn đê thuộc ấp 11, xã Khánh Tiến, huyện U Minh (Cà Mau), sự xâm lấn và tàn phá rừng phòng hộ đã thực sự báo động


Nguyên nhân chủ yếu là do tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, cùng với sự can thiệp quá mức của con người vào thiên nhiên.

Người dân ở ấp Kênh Đào Đông,xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) vẫn ngày ngày đi lạitrên những chiếc cầu tạmchênh vênh trên vùng đấtmà biển đã lấn sâu
Người dân ở ấp Kênh Đào Đông,xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) vẫn ngày ngày đi lạitrên những chiếc cầu tạmchênh vênh trên vùng đấtmà biển đã lấn sâu

Để khắc phục tình trạng này, bên cạnh việc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã trình Thủ tướng danh mục các dự án ứng phó với biển đổi khí hậu.
Đợt triều cường từ 12 - 14/2/2017 khiến 500 m đê bao dân sinh và 250 m đường dân sinh ấp Cồn Nhàn, xã Bảo Thuận, huyện Ba Tri (Bến Tre) bị sụt lún, sạt lở
Đợt triều cường từ 12 - 14/2/2017 khiến 500 m đê bao dân sinh và 250 m đường dân sinh ấp Cồn Nhàn, xã Bảo Thuận, huyện Ba Tri (Bến Tre) bị sụt lún, sạt lở

Theo danh mục các dự án ứng phó với biển đổi khí hậu được đề xuất, các tỉnh vùng ĐBSCL được đề xuất 9 dự án chuyển tiếp với tổng số vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ 945 tỷ đồng.  
Khu vực sạt lở sông Tiền tại ấp Bình Hòa, xã Bình Thành, huyện Thanh Bình (Đồng Tháp)
Khu vực sạt lở sông Tiền tại ấp Bình Hòa, xã Bình Thành, huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) 

Bên cạnh đó, toàn vùng được đề xuất  bổ sung 15 dự án mở mới với tổng số vốn đầu tư là 7.162 tỷ đồng, ngân sách Trung ương hỗ trợ 3.230 tỉ đồng…
Kè ngầm tạo bãi khẩn cấp được đầu tư xây dựng tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) với chiều dài 2.700 m đã góp phần ngăn chặn tình trạng sạt lở Mũi Cà Mau
Kè ngầm tạo bãi khẩn cấp được đầu tư xây dựng tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) với chiều dài 2.700 m đã góp phần ngăn chặn tình trạng sạt lở Mũi Cà Mau

​Theo dự báo, 38% diện tích đất ĐBSCL có thể bị nước biển nhấn chìm vào năm 2100./.

Bài: Văn Hào- Ảnh: Trọng Đạt, Huỳnh Sử, Thu Hiền, Văn Trí, Kim Há

Có thể bạn quan tâm