“Đờn ca tài tử” – Nét văn hóa đất phương Nam

“Đờn ca tài tử” – Nét văn hóa đất phương Nam
Đàn Kìm một trong bộ tứ (Kìm-Cò-Tranh-Độc) không thể thiếu trong dàn nhạc khí của Đờn ca tài tử Nam bộ
Đàn Kìm một trong bộ tứ (Kìm-Cò-Tranh-Độc) không thể thiếu trong dàn nhạc khí của Đờn ca tài tử Nam bộ

Loại hình âm nhạc này là sự giao thoa giữa tinh hoa văn hóa Nhạc lễ, Nhã nhạc cung đình Huế và dòng nhạc dân gian của vùng đất mới. Nếu có dịp xuôi về phương Nam, bạn dễ dàng nhận thấy sự hiện diện của Đờn ca tài tử trong những dịp liên hoan, lễ hội, giao lưu họp mặt, đình đám… Đờn ca tài tử trở thành nét sinh hoạt văn hóa độc đáo, tiêu biểu của người dân từ nông thôn đến thành thị dưới nhiều hình thức: câu lạc bộ, đội, nhóm…

Đờn ca tài tử không kén chọn người chơi, có thể diễn tấu ngẫu hứng ở mọi nơi
Đờn ca tài tử không kén chọn người chơi, có thể diễn tấu ngẫu hứng ở mọi nơi

Những tài tử đờn và tài tử ca đến với nhau như những người bạn tri kỷ, bằng sự đồng điệu, bằng tình yêu, sở thích và lòng đam mê sâu nặng dành cho các làn điệu mượt mà đậm tình đất và người phương Nam.

Nếu xuôi về Phương Nam bạn dễ dàng nhận thấy sự có mặt của Đờn ca tài tử trong các buổi liên hoan, họp mặt.
Nếu xuôi về Phương Nam bạn dễ dàng nhận thấy sự có mặt của Đờn ca tài tử trong các buổi liên hoan, họp mặt.

Đờn ca tài tử trở thành loại hình nghệ thuật đặc sắc của Nam bộ, được du khách và bạn bè nước ngoài yêu thích. Ghi nhận và bảo tồn loại hình âm nhạc tiêu biểu này, ngày 5/12/2013, Đờn ca tài tử đã chính thức được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Sinh hoạt Đờn ca tài tử của xã Tân Phú Trung, Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh.
Sinh hoạt Đờn ca tài tử của xã Tân Phú Trung, Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh.

Có thể bạn quan tâm