Đổi thay ở vùng căn cứ cách mạng Ayun

Những năm vừa qua, đồng bào dân tộc ở các làng Keo, A Chông, Vơng Chép đã mở rộng được hơn 100 ha diện tích lúa 2 vụ. Ảnh: Hồng Điệp
Những năm vừa qua, đồng bào dân tộc ở các làng Keo, A Chông, Vơng Chép đã mở rộng được hơn 100 ha diện tích lúa 2 vụ. Ảnh: Hồng Điệp

Nằm cách trung tâm huyện Chư Sê (Gia Lai) khoảng 19 km, xã Ayun từng là một “An toàn khu”, vùng đất anh hùng trong kháng chiến. Với sự quan tâm, đầu tư của Đảng và Nhà nước, đồng bào các dân tộc ở Ayun đã thay đổi nếp nghĩ cách làm, đời sống ngày càng được cải thiện...

Đổi thay ở vùng căn cứ cách mạng Ayun ảnh 1Những năm vừa qua, đồng bào dân tộc ở các làng Keo, A Chông, Vơng Chép đã mở rộng được hơn 100 ha diện tích lúa 2 vụ. Ảnh: Hồng Điệp

Biệt lập như một “ốc đảo”, đường vào xã Ayun lởm chởm đá, dốc đèo quanh co. Với tổng số 6 thôn, làng, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 97%, hầu hết là người JraiBahnar, Ayun từng là một xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Gia Lai.

Để tháo gỡ khó khăn, những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Gia Lai đã triển khai nhiều chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ đồng bào trong xã vươn lên thoát nghèo. Đặc biệt, công trình thủy lợi Plei Keo đã tạo “cú hích” giúp đồng bào ở các làng Keo, A Chông, Vơng Chép mở rộng được hơn 100 ha diện tích lúa 2 vụ, không còn cảnh đói ăn. Ayun hiện có 441 ha lúa, sản lượng đạt hơn 2.000 tấn. Ông Kpă Gôn, trưởng thôn Vơng Chép cho biết: “Từ khi thủy lợi Plei Keo dẫn nước về đồng ruộng, bà con làng mình phấn khởi lắm! Nhờ có nguồn nước, vụ Đông Xuân vừa qua, lúa cho năng suất cao, nhiều gia đình đã có tiền mua xe máy, ti vi”.

Đổi thay ở vùng căn cứ cách mạng Ayun ảnh 2Lực lượng vũ trang hỗ trợ đồng bào dân tộc ở xã Ayun, huyện Chư Sê (Gia Lai) đào kênh dẫn nước. Ảnh: Hồng Điệp
Đổi thay ở vùng căn cứ cách mạng Ayun ảnh 3Đường làng, ngõ xóm đã được bê tông hóa phục vụ đời sống sinh hoạt của đồng bào dân tộc ở xã Ayun. Ảnh: Hồng Điệp

Các nguồn lực từ Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa (Chương trình 135), Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM)… cũng giúp Ayun vươn lên. Ủy ban Nhân dân huyện Chư Sê còn có Đề án phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng NTM cho xã Ayun, giai đoạn 2017 - 2020. Đến nay, đề án đã hỗ trợ 25 máy nông nghiệp; gần 150 chiếc thuyền, hơn 700 tấm lưới đánh bắt cá, hơn 200 con bò giống, cây giống, phân bón… cho hàng nghìn hộ đồng bào; đồng thời mở rộng được hơn 30 ha cây ăn quả trên vùng đất khó này. Từ nhiều nguồn hỗ trợ, đời sống của đồng bào ở Ayun được cải thiện đáng kể. Nếu như năm 2016, thu nhập bình quân của người dân trong xã chỉ đạt 10,52 triệu đồng/ người/năm thì đến năm 2020 đạt 30,56 triệu đồng/ người/năm; chỉ tiêu xây dựng NTM từ chỗ chỉ đạt 4/19 tiêu chí thì đến nay đạt 15/19 tiêu chí...

Đổi thay ở vùng căn cứ cách mạng Ayun ảnh 4Cơ sở hạ tầng của xã Ayun ngày càng được nâng cấp. Trong ảnh: Trụ sở Ủy ban Nhân dân xã Ayun khang trang, sạch đẹp. Ảnh: Hồng Điệp
Đổi thay ở vùng căn cứ cách mạng Ayun ảnh 5Mái nhà Rông ở mỗi buôn, làng của xã Ayun thể hiện nét văn hóa đặc trưng Tây Nguyên. Ảnh: Hồng Điệp
Đổi thay ở vùng căn cứ cách mạng Ayun ảnh 6Già làng kể cho con cháu nghe về lịch sử hào hùng của vùng đất Ayun anh hùng trong kháng chiến. Ảnh: Hồng Điệp
Đổi thay ở vùng căn cứ cách mạng Ayun ảnh 7Chính quyền địa phương tuyên truyền chính sách pháp luật cho đồng bào dân tộc sinh sống trên địa bàn xã Ayun. Ảnh: Hồng Điệp

Theo bà Rmah H’Bé Nét, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Chư Sê, thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục dồn mọi nguồn lực, tạo điều kiện cho người dân Ayun phát triển hơn nữa, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động giúp đồng bào thay đổi nếp nghĩ cách làm, vươn lên thoát nghèo bền vững. Ayun phấn đấu đến năm 2023 sẽ cán đích NTM.

Hồng Điệp

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm