Đổi thay ở Miệt Thứ

Đổi thay ở Miệt Thứ
Dọc ngang Miệt Thứ, những cây cầu, con đường, mô hình sản xuất mới ra đời trên dưới hai thập kỷ qua, thể hiện nỗ lực cộng đồng cư dân nơi đây, minh chứng cho sự thắng thế của cái mới, đáp ứng yêu cầu phát triển, xu thế đề cao tính hiệu quả trong sản xuất và sinh kế bền vững của cư dân địa phương trong cuộc xung đột giữa hai lằn ranh “mặn - ngọt” trên vùng bãi ngang ven biển Tây của tỉnh Kiên Giang, làm đổi thay diện mạo vùng đất ún phèn, ngập mặn năm nào...Chuyển động bãi ngang Vốn là nơi “sơn cùng thủy tận”, vùng Miệt Thứ có 10/12 xã của tỉnh Kiên Giang thuộc danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2016-2020, gồm các xã ven biển Tây: Nam Thái, Nam Thái A, Nam Yên, Tây Yên (huyện An Biên), Thuận Hòa, Đông Hưng A, Vân Khánh, Vân Khánh Đông, Vân Khánh Tây và Tân Thạnh (huyện An Minh); có hơn 28.000 hộ dân với trên 127.000 người hưởng lợi từ chương trình. Trong đó, riêng 4 xã Thuận Hòa, Đông Hưng A, Vân Khánh, Vân Khánh Đông (An Minh) tham gia chương trình từ giai đoạn 2011-2015.
Vùng bãi bồi ven biển thuộc huyện An Biên (Kiên Giang) rộng trên 10.000ha, thuận lợi phát triển nuôi nhuyễn thể như: nghêu, vẹm xanh, sò huyết...
Vùng bãi bồi ven biển thuộc huyện An Biên (Kiên Giang) rộng trên 10.000ha, thuận lợi phát triển nuôi nhuyễn thể như: nghêu, vẹm xanh, sò huyết...
Vùng bãi bồi ven biển thuộc huyện An Biên (Kiên Giang) rộng trên 10.000ha, thuận lợi phát triển nuôi nhuyễn thể như: nghêu, vẹm xanh, sò huyết... 
Thực hiện chương trình trên, đến cuối năm 2017, các xã bãi ngang ven biển thuộc hai huyện An Biên và An Minh đã được đầu tư gần 30 tỷ đồng, tập trung chủ yếu cho các hạng công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu như cầu, đường giao thông nông thôn, kênh thủy lợi… Bên cạnh đó, các chính sách ưu đãi về y tế, giáo dục - đào tạo, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật… cũng được các địa phương triển khai thực hiện kịp thời, đúng qui định.
Ngư dân Phạm Văn Còn được mệnh danh là người của biển, hiện có gần 90ha nuôi nghêu, vẹm xanh, sò huyết… trên vùng bãi bồi ven biển xã Nam Thái (An Biên, Kiên Giang).
Ngư dân Phạm Văn Còn được mệnh danh là người của biển, hiện có gần 90ha nuôi nghêu, vẹm xanh, sò huyết… trên vùng bãi bồi ven biển xã Nam Thái (An Biên, Kiên Giang). 
Bà Trần Kim Tuyến, Trưởng Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện An Minh cho biết: Các công trình xây dựng, sửa chữa, nâng cấp đường, cầu, lộ giao thông nông thôn, xây dựng sân trường, hàng rào, phòng học phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa bàn đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần tạo bộ mặt nông thôn mới cho các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, không những giúp các em học sinh có điều kiện học tập, vui chơi giải trí tốt hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc đi lại, sản xuất và lưu thông hàng hóa...; mà còn góp phần cải thiện đời sống, rút ngắn khoảng cách chênh lệch mức sống giữa các tầng lớp nhân dân, hướng tới các tiêu chí và mục tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
Tuyến đường giao thông nông thôn dài 3Km vừa hoàn thành ở ấp Xẻo Vẹt (Nam Thái A, An Biên, Kiên Giang) với tổng kinh phí đầu tư hơn 1,9 tỷ đồng từ nguồn vốn chương trình bãi ngang ven biển lồng ghép 2 năm 2017 và 2018
Tuyến đường giao thông nông thôn dài 3Km vừa hoàn thành ở ấp Xẻo Vẹt (Nam Thái A, An Biên, Kiên Giang) với tổng kinh phí đầu tư hơn 1,9 tỷ đồng từ nguồn vốn chương trình bãi ngang ven biển lồng ghép 2 năm 2017 và 2018
Theo ông Nguyễn Việt Bình, Phó Chủ tịch UBND huyện An Biên, trong quá trình triển khai thực hiện chương trình, các địa phương vùng bãi ngang ven biển đã chủ động cân đối, phân bổ, lồng ghép nhiều chương trình, dự án, nguồn vốn để tập trung đầu tư các công trình thiết yếu, nâng cao đời sống người dân, vừa đảm bảo mục tiêu tạo sinh kế bền vững, vừa hướng tới các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, an sinh xã hội.
“Do nguồn kinh phí có hạn, khi triển khai các dự án đầu tư ở các xã đặc biệt khó khăn bãi ngang ven biển và hải đảo, chúng tôi chủ động kết hợp với nhiều chương trình, dự án khác, lồng ghép nhiều nguồn vốn để tập trung đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu theo đặc thù của từng tiểu vùng sản xuất, vừa góp phần nâng cao đời sống, mức sống của người dân; vừa hỗ trợ chuyển đổi sản xuất hiệu quả theo hướng nâng cao giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích, thích ứng với biến đổi khí hậu, tạo sinh kế bền vững cho người dân trong điều kiện xâm nhập mặn và mưa nắng bất thường như những năm gần đây…” (Ông Nguyễn Việt Bình, Phó Chủ tịch UBND huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang)
“Do nguồn kinh phí có hạn, khi triển khai các dự án đầu tư ở các xã đặc biệt khó khăn bãi ngang ven biển và hải đảo, chúng tôi chủ động kết hợp với nhiều chương trình, dự án khác, lồng ghép nhiều nguồn vốn để tập trung đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu theo đặc thù của từng tiểu vùng sản xuất, vừa góp phần nâng cao đời sống, mức sống của người dân; vừa hỗ trợ chuyển đổi sản xuất hiệu quả theo hướng nâng cao giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích, thích ứng với biến đổi khí hậu, tạo sinh kế bền vững cho người dân trong điều kiện xâm nhập mặn và mưa nắng bất thường như những năm gần đây…”  (Ông Nguyễn Việt Bình, Phó Chủ tịch UBND huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang)
Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS An Biên được xây dựng trên diện tích rộng 22.000 m2, đưa vào sử dụng vào năm 2016 với các các dãy nhà học, ký túc xá, nhà đa năng, khu hiệu bộ, nhà công vụ… khang trang, hiện đại; tổng kinh phí đầu tư hơn 80 tỷ đồng. Tuy đặt tại ấp Bảy Chợ (xã Đông Thái, huyện An Biên) nhưng mái trường nội trú này là nơi chắp cánh ước mơ của các em học sinh dân tộc Khmer đến từ khắp các huyện phụ cận trong vùng: An Minh, Vĩnh Thuận, U Minh Thượng…
Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS An Biên được đưa vào hoạt động từ năm 2016 với cơ sở vật chất khang trang, hiện đại
Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS An Biên được đưa vào hoạt động từ năm 2016 với cơ sở vật chất khang trang, hiện đại
 
Cô và trò Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS An Biên
Cô và trò Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS An Biên
 
Nữ sinh dân tộc Khmer Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS An Biên
Nữ sinh dân tộc Khmer Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS An Biên
 
Giờ học giáo dục thể chất của học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS An Biên
Giờ học giáo dục thể chất của học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS An Biên
 
Giờ học tin học của học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS An Biên
Giờ học tin học của học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS An Biên
 
Học sinh đọc sách tại thư viện Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS An Biên
Học sinh đọc sách tại thư viện Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS An Biên
 
Khu vực nhà ăn của học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS An Biên được đầu tư xây dựng khang trang, sạch đẹp
Khu vực nhà ăn của học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS An Biên được đầu tư xây dựng khang trang, sạch đẹp
Mới đây nhất, công trình hệ thống cấp nước liên xã huyện An Biên cũng được đưa vào vận hành vào đầu năm 2018 tại xã Nam Yên. Với tổng kinh phí đầu tư trên 85 tỷ đồng, công trình có công suất thiết kế gần 3.000 m3/ngày đêm, đảm bảo cung cấp nước sạch ổn định cho trên 5.000 hộ dân thuộc 5 xã ven biển của huyện An Minh.
Trạm cấp nước khu vực 4 thuộc công trình Hệ thống cấp nước liên xã huyện An Minh vừa khánh thành đầu năm 2018, cung cấp nước sinh hoạt ổn định cho người dân 5 xã ven biển: Tây Yên, Nam Yên, Tây Yên A, Nam Thái và Nam Thái A
 
Trạm cấp nước khu vực 4 thuộc công trình Hệ thống cấp nước liên xã huyện An Minh vừa khánh thành đầu năm 2018, cung cấp nước sinh hoạt ổn định cho người dân 5 xã ven biển: Tây Yên, Nam Yên, Tây Yên A, Nam Thái và Nam Thái A
Trạm cấp nước khu vực 4 thuộc công trình Hệ thống cấp nước liên xã huyện An Minh vừa khánh thành đầu năm 2018, cung cấp nước sinh hoạt ổn định cho người dân 5 xã ven biển: Tây Yên, Nam Yên, Tây Yên A, Nam Thái Nam Thái A
Ngoài 50 tuổi, bà Lê Thị Tùng, ở ấp Đồng Giữa (Nam Thái A, An Biên) đã nếm trải hết vị chua, mặn, ngọt của… nước vùng này qua các thời kỳ: Từ việc trữ nước mưa, tới rửa ghe đi chở nước, đổi nước, mua nước, rồi khoan cây nước... Có nước sạch đến tận nhà hơn một tháng nay, bà Tùng hồ hởi: “Nước vùng này bị nhiễm phèn, mặn, đâu có nấu nướng, giặt giũ gì được. Hồi đó, bà con ở đây phải sắm lu khạp, chứa nước mưa để xài quanh năm. Hết nước mưa phải đổi nước ghe, một khối tới 50.000 đồng lận. Bây giờ, nước sạch vô tới nhà, một khối có 4.800 đồng, phấn khởi lắm.”.
Bà Lê Thị Tùng (ấp Đồng Giữa, Nam Thái A, An Biên) phấn khởi khi nguồn nước sạch được cung cấp đến tận nhà
Bà Lê Thị Tùng (ấp Đồng Giữa, Nam Thái A, An Biên) phấn khởi khi nguồn nước sạch được cung cấp đến tận nhà
Cũng chuyện nước sinh hoạt, bà Hồ Thị Hoa, 54 tuổi, ở ấp Ba Biển (xã Nam Thái, An Biên) thẳng thuột: “Nước nôi bây giờ ngon lành rồi, mở vòi là có, đầy đặn, đều đều, chất lượng. Hồi đó, dân miệt này nhà xài cây nước, nhà chứa nước mưa. Hết nước phải đi xách, đi đổi xa lắm. Có khi kẹt quá, phải lấy nước giếng nấu cơm, vị mặn mặn, kho cá khỏi nêm muối luôn. Nói thiệt, hồi đó mấy chú lại nhà, xin cơm tui cho, chứ xin nước tui hổng cho đâu”.
Vùng đất Miệt Thứ được biết đến với nhiều địa danh mộc mạc đậm chất Nam bộ, mang dấu ấn của thời kỳ khẩn hoang và cuộc chiến chống ngoại xâm: Xẻo Rô, Xẻo Lá, Xẻo Vẹt, Xẻo Quao, Xẻo Bướm, Rạch Bà, Rạch Bần, Chống Mỹ, Chiến Lược, Thứ Ba, Thứ Bảy, Thứ Chín Rưỡi,… Trong ảnh: Toàn cảnh thị trấn Thứ Ba, thị trấn huyện lỵ của huyện An Biên, địa bàn có hơn 11% đồng bào dân tộc Khmer cư trú.
 
Vùng đất Miệt Thứ được biết đến với nhiều địa danh mộc mạc đậm chất Nam bộ, mang dấu ấn của thời kỳ khẩn hoang và cuộc chiến chống ngoại xâm: Xẻo Rô, Xẻo Lá, Xẻo Vẹt, Xẻo Quao, Xẻo Bướm, Rạch Bà, Rạch Bần, Chống Mỹ, Chiến Lược, Thứ Ba, Thứ Bảy, Thứ Chín Rưỡi,… Trong ảnh: Toàn cảnh thị trấn Thứ Ba, thị trấn huyện lỵ của huyện An Biên, địa bàn có hơn 11% đồng bào dân tộc Khmer cư trú.
Vùng đất Miệt Thứ được biết đến với nhiều địa danh mộc mạc đậm chất Nam bộ, mang dấu ấn của thời kỳ khẩn hoang và cuộc chiến chống ngoại xâm: Xẻo Rô, Xẻo Lá, Xẻo Vẹt, Xẻo Quao, Xẻo Bướm, Rạch Bà, Rạch Bần, Chống Mỹ, Chiến Lược, Thứ Ba, Thứ Bảy, Thứ Chín Rưỡi,… Trong ảnh: Toàn cảnh thị trấn Thứ Ba, thị trấn huyện lỵ của huyện An Biên, địa bàn có hơn 11% đồng bào dân tộc Khmer cư trú.
Đổi thay ở Miệt Thứ Miệt Thứ là địa danh chỉ dải đất trải dài hơn 30 km theo Quốc lộ 63 song hành kênh xáng Xẻo Rô, nối liền sông Cái Lớn (Kiên Giang) và sông Trẹm (Cà Mau) thuộc địa phận hai huyện An Biên và An Minh (Kiên Giang), có tổng diện tích rộng hơn 99.000 ha với hơn 70.000 hộ dân.
Người dân địa phương cho biết, trước đây vùng này không nhiều kênh rạch như bây giờ. Thời Pháp thuộc, để khai phá vùng đất hoang vu này, cứ cách hai, ba cây số, người ta đào một con kênh đổ ra biển để tháo úng, tiêu phèn, lần lượt đặt tên từ Thứ Một tới Thứ Mười Một. Trong ảnh: Toàn cảnh thị trấn Thứ Mười Một, thị trấn huyện lỵ của huyện An Minh, địa bàn cuối cùng của vùng bãi ngang Miệt Thứ (Kiên Giang), tiếp giáp với tỉnh Cà Mau
Người dân địa phương cho biết, trước đây vùng này không nhiều kênh rạch như bây giờ. Thời Pháp thuộc, để khai phá vùng đất hoang vu này, cứ cách hai, ba cây số, người ta đào một con kênh đổ ra biển để tháo úng, tiêu phèn, lần lượt đặt tên từ Thứ Một tới Thứ Mười Một. Trong ảnh: Toàn cảnh thị trấn Thứ Mười Một, thị trấn huyện lỵ của huyện An Minh, địa bàn cuối cùng của vùng bãi ngang Miệt Thứ (Kiên Giang), tiếp giáp với tỉnh Cà Mau
 
Cầu Thứ Mười Một nối Trung tâm hành chính huyện với thị trấn Thứ Mười Một và các xã bãi ngang ven biển trên địa bàn huyện An Minh
Cầu Thứ Mười Một nối Trung tâm hành chính huyện với thị trấn Thứ Mười Một và các xã bãi ngang ven biển trên địa bàn huyện An Minh
 
Ghe xuồng ngược xuôi trên kênh xáng Xẻo Rô, hình ảnh quen thuộc và đặc trưng ở Miệt Thứ (Kiên Giang)
Ghe xuồng ngược xuôi trên kênh xáng Xẻo Rô, hình ảnh quen thuộc và đặc trưng ở Miệt Thứ (Kiên Giang)
Từ một vùng đất úng phèn, nhiễm mặn, cộng đồng cư dân nơi đây đã khai hoang, phục hóa, cải tạo đồng đất phục vụ trồng lúa một vụ, hai vụ, từng bước chuyển đổi sản xuất, hướng tới các mô hình sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu, tạo sinh kế bền vững theo đặc thù của từng tiểu vùng canh tác.
Các loại rau, củ, quả... được bày bán tại chợ Thứ Mười Một (huyện An Minh, Kiên Giang)
 
Các loại rau, củ, quả... được bày bán tại chợ Thứ Mười Một (huyện An Minh, Kiên Giang)
Các loại rau, củ, quả... được bày bán tại chợ Thứ Mười Một (huyện An Minh, Kiên Giang)
 
Cua biển, một trong những loại thủy sản đặc trưng của vùng Miệt Thứ (Kiên Giang)
 
Cua biển, một trong những loại thủy sản đặc trưng của vùng Miệt Thứ (Kiên Giang)
Cua biển, một trong những loại thủy sản đặc trưng của vùng Miệt Thứ (Kiên Giang)
Làn sóng chuyển đổi sản xuất trên đồng đất Miệt Thứ diễn ra gần hai thập niên qua nhưng mới thực sự rầm rộ trong vài năm trở lại đây, đặc biệt là sau đợt hạn hán lịch sử năm 2016, đặt ra yêu cầu cấp bách trong việc sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu.
Mô hình nuôi tôm trên nền đất lúa của một nông hộ thuộc HTX Nông nghiệp Bào Trâm (Nam Yên, An Biên) với lằn ranh kênh thủy lợi phân định giữa hai vùng chuyển đổi
Mô hình nuôi tôm trên nền đất lúa của một nông hộ thuộc HTX Nông nghiệp Bào Trâm (Nam Yên, An Biên) với lằn ranh kênh thủy lợi phân định giữa hai vùng chuyển đổi
“Năm đó, vùng này nằm trong địa bàn công bố thiên tai của tỉnh Kiên Giang, đất khô rang, lúa chết khô đầy đồng, xe hơi chạy ra ruộng được luôn”, ông Lương Văn Nhâm, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Bào Trâm (ấp Bào Trâm, xã Nam Yên, An Biên) nhớ lại. Ông Nhâm cho biết, Hợp tác xã của ông thành lập từ năm 2005 với 102 thành viên nhưng lúc đầu chỉ trồng lúa, rất bấp bênh, thu nhập chỉ vào khoảng 20 triệu đồng/ha. Năm 2015, các hộ thành viên HTX mới bắt đầu chuyển đổi sang trồng lúa trên đất nuôi tôm, cho thu nhập trên 90 triệu đồng/ha.
Diện tích sản xuất theo mô hình tôm - lúa bền vững của một nông hộ thuộc HTX Nông nghiệp Bào Trâm (Nam Yên, An Biên, Kiên Giang)
Diện tích sản xuất theo mô hình tôm - lúa bền vững của một nông hộ thuộc HTX Nông nghiệp Bào Trâm (Nam Yên, An Biên, Kiên Giang
Cũng theo ông Nhâm, nhờ hiệu quả rõ rệt từ mô hình tôm lúa, sau đợt đại hạn năm 2016, các hộ xã viên và bà con trong vùng tham gia chuyển đổi sản xuất ngày một nhiều. Đến nay, bà con xã viên đã mở rộng mô hình tôm lúa lên 82ha, chiếm gần một nửa tổng diện tích sản xuất của HTX. Theo nguyện vọng của các hộ thành viên, HTX đang triển khai chuyển đổi diện tích canh tác còn lại theo tiến độ phù hợp với qui hoạch của địa phương.
Anh thương binh dân tộc Khmer Danh Ui bên vuông tôm của gia đình
Anh thương binh dân tộc Khmer Danh Ui bên vuông tôm của gia đình
Ngoài 50 tuổi, anh thương binh người dân tộc Khmer Danh Ui là một trong những điển hình trong phong trào chuyển đổi sản xuất ở vùng bãi ngang Miệt Thứ. Trên đường đưa chúng tôi ra thăm vuông tôm rộng 3ha của gia đình, anh bộc bạch: Do gia cảnh thiếu trước hụt sau, đất sản xuất ít nên lúc đầu anh rất trăn trở, chưa dám chuyển đổi mô hình. Nhà ở Thứ Ba, sau mấy bận lặn lội xuống tận Thứ Tám, Thứ Chín, Thứ Mười tìm hiểu, đến năm 2015, anh Danh Ui mới quyết định chuyển đổi diện tích đất sản xuất của gia đình sang mô hình tôm - lúa.
Sau nhiều năm trăn trở, anh thương binh người dân tộc Khmer Danh Ui đã chọn mô hình tôm-lúa, hướng sản xuất bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, phù hợp với điều kiện sức khỏe của bản thân và đặc điểm đồng đất quê mình
Sau nhiều năm trăn trở, anh thương binh người dân tộc Khmer Danh Ui đã chọn mô hình tôm-lúa, hướng sản xuất bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, phù hợp với điều kiện sức khỏe của bản thân và đặc điểm đồng đất quê mình
Chỉ sau mấy năm chuyển đổi sản xuất theo mô hình mới, với nguồn thu trên dưới 300 triệu đồng/năm, anh thương binh với tỷ lệ thương tật 35% khi làm nghĩa vụ quốc tế ở nước bạn Campuchia Danh Ui không những trả hết nợ nần của gia đình từ thời độc canh cây lúa, cất được căn nhà khang trang, mà còn tích lũy mua thêm gần 1ha đất canh tác để tiếp tục mở rộng sản xuất.
Toàn cảnh cảng cá Xẻo Nhàu (xã Tân Thạnh) và vùng bãi ngang ven biển huyện An Minh (Kiên Giang)
 
Toàn cảnh cảng cá Xẻo Nhàu (xã Tân Thạnh) và vùng bãi ngang ven biển huyện An Minh (Kiên Giang)
Toàn cảnh cảng cá Xẻo Nhàu (xã Tân Thạnh) và vùng bãi ngang ven biển huyện An Minh (Kiên Giang)
Công cuộc chuyển đổi sản xuất trên đồng đất Miệt Thứ ngày càng đi vào bài bản, không thụ động như trước đây, được tiến hành một cách linh hoạt trên cơ sở đồng thuận từ phía người dân và mức độ xâm nhập mặn từ biển Tây. Theo đó, trên cơ sở đặc điểm tự nhiên của từng vùng, các địa phương xây dựng qui hoạch sản xuất linh hoạt theo các tiểu vùng chính: giao đất cho dân nuôi nhuyễn thể trên bãi bồi ven biển; khoán đất rừng ven biển cho người dân nuôi thủy sản kết hợp trồng và bảo vệ rừng phòng hộ. Đồng thời, khoanh vùng chuyên nuôi trồng thủy sản; nhân rộng mô hình luân canh, xen canh tôm dưới hình thức quảng canh hoặc quảng canh cải tiến trên đất trồng lúa theo mô hình tôm-lúa; duy trì vùng chuyên lúa trong điều kiện thủy lợi cho phép với quy mô phù hợp.
Công trình đường dây vượt biển 110 kV, cấp điện lưới quốc gia có chiều dài 24,5km trên biển, đoạn từ cảng cá Xẻo Nhàu (Tân Thạnh, An Minh) đến xã đảo Lại Sơn (Kiên Hải, Kiên Giang), được xem là công trình cấp điện vượt biển trên không có quy mô lớn nhất từ trước đến nay ở Việt Nam.
Công trình đường dây vượt biển 110 kV, cấp điện lưới quốc gia có chiều dài 24,5km trên biển, đoạn từ cảng cá Xẻo Nhàu (Tân Thạnh, An Minh) đến xã đảo Lại Sơn (Kiên Hải, Kiên Giang), được xem là công trình cấp điện vượt biển trên không có quy mô lớn nhất từ trước đến nay ở Việt Nam.
Với định hướng phát lợi thế nuôi trồng thủy sản theo hướng đa canh, nâng cao hiệu quả sản xuất mô hình tôm lúa bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu, trong vòng trên dưới một thập niên, mô hình này đã được mở rộng với diện tích lên đến trên 58.000 ha trong năm 2017 vừa qua, chiếm gần 78% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của toàn vùng.
Hộ dân được giao khoán đất ở ấp Xẻo Lá A (Tân Thạnh, huyện An Minh, Kiên Giang) trồng rừng kết hợp nuôi thủy sản dưới tán rừng phòng hộ ven biển
 
Hộ dân được giao khoán đất ở ấp Xẻo Lá A (Tân Thạnh, huyện An Minh, Kiên Giang) trồng rừng kết hợp nuôi thủy sản dưới tán rừng phòng hộ ven biển
Hộ dân được giao khoán đất ở ấp Xẻo Lá A (Tân Thạnh, huyện An Minh, Kiên Giang) trồng rừng kết hợp nuôi thủy sản dưới tán rừng phòng hộ ven biển
Trong quá trình vận hành mô hình canh tác mới, ở một số địa bàn gần biển, khi nước mặn xâm nhập nội đồng với nồng độ mặn cao, cây lúa không sống được, người dân Miệt Thứ đã chủ động trồng cỏ để cải tạo đất, tái lập tính bền vững của mô hình.
Ông Nguyễn Hoàng Lương, Giám đốc HTX Thắng Lợi kiểm tra chất lượng sò huyết được nuôi dưới tán rừng phòng hộ ven biển của gia đình tại ấp Xẻo Lá A (Tân Thạnh, An Minh, Kiên Giang)
Ông Nguyễn Hoàng Lương, Giám đốc HTX Thắng Lợi kiểm tra chất lượng sò huyết được nuôi dưới tán rừng phòng hộ ven biển của gia đình tại ấp Xẻo Lá A (Tân Thạnh, An Minh, Kiên Giang)   
Theo ông Nguyễn Văn Đời, chuyên viên Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện An Minh, việc trồng cỏ trên nền đất nuôi tôm vừa cải tạo bùn bã hữu cơ, chất thải và thức ăn dư thừa của tôm tích tụ từ vụ trước; vừa làm cho đất tươi xốp, tạo môi trường sống tốt cho tôm nuôi. Mặt khác, khi cỏ chết, phân hủy, tái tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho vụ tôm tiếp theo. Bà con nông dân ý thức được điều đó nên đến thời điểm này, diện tích trồng cỏ trên đất nuôi tôm ở huyện An Minh lên đến 7.500ha với các loại cỏ nước mặn, năn tượng, bồn bồn, cỏ gạo…
Những cánh đồng trồng năn tượng, cỏ nước mặn, cỏ gạo... trên đất nuôi tôm ở ấp Xẻo Nhàu A (Tân Thạnh, An Minh, Kiên Giang)
 
Những cánh đồng trồng năn tượng, cỏ nước mặn, cỏ gạo... trên đất nuôi tôm ở ấp Xẻo Nhàu A (Tân Thạnh, An Minh, Kiên Giang)
 
Những cánh đồng trồng năn tượng, cỏ nước mặn, cỏ gạo... trên đất nuôi tôm ở ấp Xẻo Nhàu A (Tân Thạnh, An Minh, Kiên Giang)
Những cánh đồng trồng năn tượng, cỏ nước mặn, cỏ gạo... trên đất nuôi tôm ở ấp Xẻo Nhàu A (Tân Thạnh, An Minh, Kiên Giang)
Bên cạnh các công trình đầu tư có trọng điểm và sự hỗ trợ của Nhà nước, công cuộc chuyển đổi sản xuất đã trực tiếp nâng cao thu nhập và mức sống của người dân vùng bãi ngang ven biển Miệt Thứ, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân từ 3-4% trong những năm qua. Theo thống kê đến cuối năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo bình quân theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều của toàn vùng còn hơn 14%.
Từ nguồn vốn chương trình bãi ngang ven biển, Trường Tiểu học Vân Khánh Đông 1 (ấp Minh Giồng, Vân Khánh Đông, An Minh, Kiên Giang) được đầu tư nâng cấp sân nền và hàng rào khuôn viên trường, tạo không gian học tập sạch đẹp, an toàn cho các em học sinh
 
Từ nguồn vốn chương trình bãi ngang ven biển, Trường Tiểu học Vân Khánh Đông 1 (ấp Minh Giồng, Vân Khánh Đông, An Minh, Kiên Giang) được đầu tư nâng cấp sân nền và hàng rào khuôn viên trường, tạo không gian học tập sạch đẹp, an toàn cho các em học sinh
Từ nguồn vốn chương trình bãi ngang ven biển, Trường Tiểu học Vân Khánh Đông 1 (ấp Minh Giồng, Vân Khánh Đông, An Minh, Kiên Giang) được đầu tư nâng cấp sân nền và hàng rào khuôn viên trường, tạo không gian học tập sạch đẹp, an toàn cho các em học sinh
Thông qua công tác luân phiên bác sĩ về làm việc tại các Trạm Y tế, huyện An Minh hiện có 100% Trạm Y tế có bác sĩ khám chữa bệnh thường xuyên cho người dân; 10/11 trạm y tế xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế. Trong ảnh: Hệ thống máy siêu âm hiện đại được trang bị tại Trạm y tế xã Vân Khánh Đông, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang
Thông qua công tác luân phiên bác sĩ về làm việc tại các Trạm Y tế, huyện An Minh hiện có 100% Trạm Y tế có bác sĩ khám chữa bệnh thường xuyên cho người dân; 10/11 trạm y tế xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế. Trong ảnh: Hệ thống máy siêu âm hiện đại được trang bị tại Trạm y tế xã Vân Khánh Đông, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang
Đến nay, tất cả các xã ở Miệt Thứ đều có đường ô tô đến trung tâm; hệ thống đường giao thông nông thôn liên ấp đã và đang được tiếp tục đầu tư, xây dựng; các chỉ số về dịch vụ y tế, giáo dục, sử dụng nước sạch, điện sinh hoạt…, của người dân không ngừng được nâng lên.
Trẻ em Miệt Thứ (Kiên Giang) với cánh diều tuổi thơ bên dòng kênh xáng Xẻo Rô
Trẻ em Miệt Thứ (Kiên Giang) với cánh diều tuổi thơ bên dòng kênh xáng Xẻo Rô
 
Kênh xáng Xẻo Rô rộng khoảng 100m, dài hơn 30Km nối sông Trẹm (Cà Mau) và sông Cái Lớn (Kiên Giang) song hành với Quốc lộ 63 cắt qua Miệt Thứ, nhìn từ địa phận tỉnh Cà Mau
Kênh xáng Xẻo Rô rộng khoảng 100m, dài hơn 30Km nối sông Trẹm (Cà Mau) và sông Cái Lớn (Kiên Giang) song hành với Quốc lộ 63 cắt qua Miệt Thứ, nhìn từ địa phận tỉnh Cà Mau
Những chuyển động đó xuất phát từ chính nỗ lực của cộng đồng cư dân địa phương, được tiếp sức bởi các chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trọng điểm của Nhà nước, có thể cảm nhận rõ khi tuyến Quốc lộ 63 băng qua cù lao Tắc Cậu với điểm nhấn là hai cây Cái Bé, Cái Lớn hoàn thành vào đầu năm 2014, khai thông nút thắt về kinh tế, giúp Miệt Thứ, vùng U Minh Thượng và toàn vùng bán đảo Cà Mau khởi sắc, để Miệt Thứ bây giờ không còn là “xứ sở lạ lùng, con chim kêu cũng sợ, con cá vẫy vùng cũng lo”.
"... Do địa lý thiên nhiên độc đáo và xuất phát từ những con người có cuộc đời độc đáo nên người An Biên (Miệt Thứ) có đặc điểm tính cách cơ bản là “ăn thua đủ”: Một mất một còn với kẻ thù; ngang tàng, ngạo nghễ với gian khổ, khó khăn; rộng rãi, vị tha với kẻ biết phục thiện; hiếu khách, đùm bọc cưu mang người mới đến; chết sống có nhau với bạn bè, đồng chí…" (Nhà văn Anh Động)
"... Do địa lý thiên nhiên độc đáo và xuất phát từ những con người có cuộc đời độc đáo nên người An Biên (Miệt Thứ) có đặc điểm tính cách cơ bản là “ăn thua đủ”: Một mất một còn với kẻ thù; ngang tàng, ngạo nghễ với gian khổ, khó khăn; rộng rãi, vị tha với kẻ biết phục thiện; hiếu khách, đùm bọc cưu mang người mới đến; chết sống có nhau với bạn bè, đồng chí…" (Nhà văn Anh Động)
Nhu Giang - An Hiếu - Lê Sen
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN

Có thể bạn quan tâm