Đổi thay ở An Thới Đông

Đổi thay ở An Thới Đông
Phát huy lợi thế có hai con sông lớn (Lòng Tàu, Soài Rạp) chảy qua và diện tích rừng phòng hộ lên đến gần 5.500 ha, chiếm gần 53% diện tích tự nhiên, bên cạnh việc duy trì các mô hình nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng trong qui mô cho phép, đảm bảo không gây ảnh hưởng đến diện tích đất rừng phòng hộ Cần Giờ - lá phổi xanh của TP.HCM, trong những năm qua, An Thới Đông đã có nhiều đổi thay nhờ chuyển đổi cơ cấu sản xuất, từ trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao.
 
Mô hình nuôi heo (lợn) của gia đình chị Dương Thị Hảo ở ấp An Nghĩa (An Thới Đông, Cần Giờ) với đàn heo gần 100 con, cho thu nhập trên 50 triệu/năm.
Mô hình nuôi heo (lợn) của gia đình chị Dương Thị Hảo ở ấp An Nghĩa (An Thới Đông, Cần Giờ) với đàn heo gần 100 con, cho thu nhập trên 50 triệu/năm.
Thành lập từ năm 2004, xưởng may của gia đình anh Nguyễn Khánh Hưng ở ấp An Bình mang lại nguồn thu nhập 180 triệu đồng/năm, giải quyết việc làm thường xuyên cho hàng chục lao động địa phương
Thành lập từ năm 2004, xưởng may của gia đình anh Nguyễn Khánh Hưng ở ấp An Bình mang lại nguồn thu nhập 180 triệu đồng/năm, giải quyết việc làm thường xuyên cho hàng chục lao động địa phương

Theo ông Nguyễn Văn Nam, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã An Thới Đông, nhờ điều kiện thuận lợi về thổ nhưỡng, những năm gần đây, người dân địa phương gần như chuyển hẳn từ mô hình trồng lúa nước một vụ sang nuôi trồng thủy sản theo phương thức công nghiệp và quảng canh cải tiến với con nuôi chủ lực là tôm sú và tôm thẻ chân trắng, bước đầu đạt năng suất và hiệu quả kinh tế khá cao, góp phần cải thiện đời sống cho người dân.
 
Mô hình nuôi cá dứa ở ấp An Nghĩa, xã An Thới Đông
Mô hình nuôi cá dứa ở ấp An Nghĩa, xã An Thới Đông 
Lắp đặt hệ thống cống thoát nước ở nơi tập trung đông dân cư thuộc ấp An Hòa (An Thới Đông)
Lắp đặt hệ thống cống thoát nước ở nơi tập trung đông dân cư thuộc ấp An Hòa (An Thới Đông)

Niên vụ sản xuất 2013 - 2014, gần 1.260 hộ ở An Thới Đông đã thực hiện chuyển đổi trên 1.600 ha đất trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản; trong đó, có gần 350 ha nuôi tôm công nghiệp, gần 1.300 ha nuôi tôm theo mô hình quảng canh cải tiến.
 
Điện lưới quốc gia phục vụ sinh hoạt cho 100 % hộ gia đình ở An Thới Đông
Điện lưới quốc gia phục vụ sinh hoạt cho 100 % hộ gia đình ở An Thới Đông

Đến năm 2015 vừa qua, toàn xã có hơn 800 hộ nuôi tôm qui mô công nghiệp và quảng canh cải tiến trên diện tích hơn 1.250ha, cho tổng sản lượng thủy sản trị giá trên 461 tỷ đồng.
 
Hệ thống cơ sở vật chất giáo dục ở An Thới Đông được đầu xây dựng khang trang theo tiêu chí xã nông thôn mới
Hệ thống cơ sở vật chất giáo dục ở An Thới Đông được đầu xây dựng khang trang theo tiêu chí xã nông thôn mới
Giờ học môn địa lý của học sinh lớp 10A2 Trường THPT An Nghĩa, xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ.
Giờ học môn địa lý của học sinh lớp 10A2 Trường THPT An Nghĩa, xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ.

Là xã vùng ven, xuất phát điểm thấp, tuy mới triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới từ năm 2013 nhưng đến cuối năm 2015, An Phú Đông đã hoàn thành 19/19 tiêu chí, được công nhận là xã nông thôn mới với 6/6 ấp đạt chuẩn văn hóa; 85% đường liên ấp đã được nhựa hóa, bê tông hóa; 100% hộ dân cư có nước sạch sử dụng và điện sinh hoạt từ điện lưới quốc gia; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt gần 90%; tỷ lệ huy động trẻ ra lớp đầu cấp đạt 100% ở các bậc học...
 
 
Trạm y tế xã An Thới Đông đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân với gần 90% hộ dân tham gia bảo hiểm y tế
Trạm y tế xã An Thới Đông đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân với gần 90% hộ dân tham gia bảo hiểm y tế

Có thể bạn quan tâm