Kỷ niệm 65 chiến thắng Điện Biên Phủ:

Đổi thay Him Lam

Đổi thay Him Lam
Him Lam là cửa ngõ của thành phố Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Tư – TTXVN
Him Lam là cửa ngõ của thành phố Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Tư – TTXVN

Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ do thực dân Pháp xây dựng gồm 49 cứ điểm, tổ chức thành 8 cụm, được bố trí phòng ngự chặt chẽ. Trong đó, Him Lam là một trong ba trung tâm đề kháng (cùng với Độc Lập, Bản Kéo) của thực dân Pháp xây dựng nằm ở phía Đông Bắc, án ngự trên đường từ Tuần Giáo - Pha Đin vào Điện Biên. Với vị trí quan trọng, Him Lam được xây dựng gồm ba cứ điểm với công sự tương đối vững chắc, trong đó có một lưới lửa mạnh bố trí rất cẩn mật, vừa yểm hộ cho nhau, vừa ngăn chặn mọi con đường quân ta có thể tiến vào; một hệ thống công sự phụ gồm dây thép, vật chướng ngại và bãi mìn, có nơi rộng đến hơn 100m. Quân Pháp bố trí tại Him Lam một tiểu đoàn thuộc lữ đoàn lê dương 13. Lực lượng bảo vệ căn cứ được trang bị súng có kính ngắm điện tử phát hiện mục tiêu ban đêm. Ngoài ra, Him Lam còn được trọng pháo 105 và 155 ở cứ điểm Mường Thanh và Hồng Cúm yểm hộ theo.
 
Thành phố Điện Biên Phủ lung linh trong đêm. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
Thành phố Điện Biên Phủ lung linh trong đêm. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN

Trận đánh cứ điểm Him Lam được Bộ chỉ huy mặt trận của quân đội ta xác định là trận mở màn. Đại đoàn 312 được giao nhiệm vụ tấn công tiêu diệt trung tâm đề kháng Him Lam với sự hỗ trợ hỏa lực trọng pháo của Đại đoàn 351. Vào lúc 17 giờ 5 phút, ngày 13/3/1954, trận pháo mở màn chiến dịch bắt đầu. Hàng loạt lựu pháo và sơn pháo dội lửa xuống cụm cứ điểm Him Lam, phân khu trung tâm, sân bay và trận địa pháo địch. Đòn đánh làm địch bất ngờ, Him Lam ngập khói; một số máy bay trên sân bay Mường Thanh và một kho xăng bốc cháy, các trận địa pháo của tập đoàn cứ điểm hầu như bị tê liệt. Đến 22 giờ 30 phút cùng ngày, toàn bộ trung tâm đề kháng Him Lam đã bị tiêu diệt. Trận đánh mở màn thành công ngoài sự mong đợi. Lực lượng bộ binh và pháo binh phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả. Qua trận đánh cũng đã xuất hiện những tấm gương tiêu biểu như anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai, anh hùng Trần Can cầm cờ “quyết chiến, quyết thắng” dẫn đầu đại đội xông lên đồn địch...

Him Lam từ một bãi chiến trường với đầy phế tích của bom đạn, dây thép gai, bãi mìn… Ngày nay, Him Lam nằm giữa trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, có trục đường chính là quốc lộ 279 - con đường xuyên Á với cửa khẩu quốc tế Tây Trang đi Lào chạy qua, hai bên đường nhiều nhà cao tầng nằm san sát nhau, phố phường sạch đẹp, nhịp sống sôi động. Thu nhập bình quân đầu người ở phường Him Lam đạt 32 triệu đồng/năm, thương mại và dịch vụ chiếm 65% cơ cấu kinh tế. Phường hiện chỉ có 8 hộ nghèo chiếm 0,29% tổng số hộ trên địa bàn. Toàn phường có 358 cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ và chế biến nông sản, doanh thu ước đạt trên 180 tỷ đồng/năm. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ, đầu tư phát triển trên địa bàn phường được đa dạng về loại hình, tăng về số lượng, chất lượng dịch vụ được nâng lên. Về hoạt động du lịch, trong năm 2018 có gần 2.500 lượt khách đến tham quan du lịch, hợp tác đầu tư, làm ăn buôn bán trên địa bàn. Sản lượng nông nghiệp trong những năm qua ngày một tăng lên, năm 2018, tổng sản lượng cây lương thực khoảng 311 tấn, diện tích nuôi trồng thủy sản hơn 28 ha, trên địa bàn hiện có 55.000 gia súc, gia cầm; diện tích rừng mà phường quản lý trên 86 ha, độ che phủ đạt khoảng 14%.
 
Di tích Đồi A1, nơi diễn ra trận đánh khốc liệt nhất của chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Tư – TTXVN Máy bay hạ cánh tại Cảng hàng không Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Tư – TTXVN Thành phố Điện Biên Phủ bên dòng sông Nậm Rốm. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN Trường Tiểu học mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp, xã Mường Phăng, huyện Điện Biên - trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I. Ảnh: Quý Trung - TTXVN Cánh đồng Mường Thanh, tỉnh Điện Biên. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
 Di tích Đồi A1, nơi diễn ra trận đánh khốc liệt nhất của chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Tư – TTXVN
 
Di tích Đồi A1, nơi diễn ra trận đánh khốc liệt nhất của chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Tư – TTXVN Máy bay hạ cánh tại Cảng hàng không Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Tư – TTXVN Thành phố Điện Biên Phủ bên dòng sông Nậm Rốm. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN Trường Tiểu học mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp, xã Mường Phăng, huyện Điện Biên - trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I. Ảnh: Quý Trung - TTXVN Cánh đồng Mường Thanh, tỉnh Điện Biên. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
Máy bay hạ cánh tại Cảng hàng không Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Tư – TTXVN
 
Di tích Đồi A1, nơi diễn ra trận đánh khốc liệt nhất của chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Tư – TTXVN Máy bay hạ cánh tại Cảng hàng không Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Tư – TTXVN Thành phố Điện Biên Phủ bên dòng sông Nậm Rốm. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN Trường Tiểu học mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp, xã Mường Phăng, huyện Điện Biên - trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I. Ảnh: Quý Trung - TTXVN Cánh đồng Mường Thanh, tỉnh Điện Biên. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
Thành phố Điện Biên Phủ bên dòng sông Nậm Rốm. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
 
Di tích Đồi A1, nơi diễn ra trận đánh khốc liệt nhất của chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Tư – TTXVN Máy bay hạ cánh tại Cảng hàng không Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Tư – TTXVN Thành phố Điện Biên Phủ bên dòng sông Nậm Rốm. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN Trường Tiểu học mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp, xã Mường Phăng, huyện Điện Biên - trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I. Ảnh: Quý Trung - TTXVN Cánh đồng Mường Thanh, tỉnh Điện Biên. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
Trường Tiểu học mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp, xã Mường Phăng, huyện Điện Biên - trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I. Ảnh: Quý Trung - TTXVN
 
Di tích Đồi A1, nơi diễn ra trận đánh khốc liệt nhất của chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Tư – TTXVN Máy bay hạ cánh tại Cảng hàng không Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Tư – TTXVN Thành phố Điện Biên Phủ bên dòng sông Nậm Rốm. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN Trường Tiểu học mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp, xã Mường Phăng, huyện Điện Biên - trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I. Ảnh: Quý Trung - TTXVN Cánh đồng Mường Thanh, tỉnh Điện Biên. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
Cánh đồng Mường Thanh, tỉnh Điện Biên. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN

Ngoài phát triển kinh tế, phường Him Lam cũng rất quan tâm chăm lo các lĩnh vực đời sống xã hội. Phường đã hoàn thành kế hoạch phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và duy trì đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở mức độ 3. Hiện trên địa bàn phường có 5/5 trường đạt chuẩn quốc gia.

Phường Him Lam cũng đẩy mạnh cuộc vận động thực hiện các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Năm 2018, toàn phường có 97% số hộ gia đình, 24/26 tổ dân phố, bản được công nhận đạt tiêu chuẩn văn hóa; 234 hộ đạt tiêu chuẩn văn hóa tiêu biểu. Người dân ở phường cũng thường xuyên tham gia các hoạt động thể thao như chơi cầu lông, bóng chuyền, bóng đá để rèn luyện sức khỏe.

Về y tế, phường thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế như chương trình phòng chống sốt rét, phòng chống sốt xuất huyết, sức khỏe tâm thần cộng đồng, tiêm chủng mở rộng, phòng chống HIV/AIDS, phòng chống lao, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ dưới 5 tuổi. Năm 2018, phường đã tiến hành khám chữa bệnh cho hơn 500 lượt người và tiêm chủng mở rộng cho gần 200 lượt. Đặc biệt, phường duy trì tốt các hoạt động tuyên truyền về dân số, chăm sóc bảo vệ sức khỏe ban đầu cho nhân dân, thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình, nâng cao hiệu quả công tác khám chữa bệnh tại trạm y tế theo chương trình y tế quốc gia; đồng thời thường xuyên kiểm tra và làm tốt công tác phòng chống bệnh dịch, không để dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn.
 
Thu hoạch lúa trên cánh đồng Mường Thanh. Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN
Thu hoạch lúa trên cánh đồng Mường Thanh. Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN

Bà Phạm Thị Khang (80 tuổi) quê ở Thái Bình, đến Điện Biên để xây dựng công trình đại thủy nông Nậm Rốm và ở lại sinh sống tại Him Lam. Bao nhiêu năm qua, chứng kiến sự thay đổi rõ rệt của mảnh đất này, bà Khang chia sẻ, trước đây Him Lam ít người sinh sống, khắp nơi đều là cỏ lau, đường nhỏ hẹp chưa được rải nhựa, người dân đi lại khó khăn, các ngôi nhà ở đây đa số là nhà đất lợp cỏ gianh, cuộc sống nghèo khổ. Nhưng những năm gần đây nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, vùng đất Him Lam đã thay đổi gấp nhiều lần so với trước, đường phố được xây dựng mở rộng sạch đẹp, nhiều nhà cao tầng mọc lên, cuộc sống người dân no đủ, an ninh trật tự ổn định, người dân luôn cố gắng, chăm chỉ phát triển sản xuất.

Ông Lò Văn Diên, Chủ tịch UBND phường Him Lam cho biết, trong những năm qua phường đã triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng theo kế hoạch đề ra. Kinh tế duy trì tăng trưởng khá, công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật, quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng, đô thị, vệ sinh môi trường được tăng cường, sự nghiệp giáo dục văn hóa, y tế tiếp tục được xây dựng và phát triển, tình hình an ninh chính trị - trật tự xã hội được giữ vững và ổn định.

Trong thời gian tới, phường Him Lam đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động người dân chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tăng cường kiểm tra, đôn đốc, nắm bắt và xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh tại tổ dân phố, bản. Bên cạnh đó, phường tích cực xây dựng gia đình văn hóa, tổ dân phố, văn hóa, khu dân cư tiên tiến, thực hiện chiến dịch vệ sinh môi trường, xây dựng nếp sống văn minh đô thị; làm tốt công tác đảm bảo an ninh trật tự; đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, tạo khí thế thi đua sôi nổi và xây dựng khối đoàn kết thống nhất./.
Võ Văn Dũng
TTXVN

Có thể bạn quan tâm