Tắm đúng cách để bảo vệ sức khỏe

Tắm đúng cách để bảo vệ sức khỏe
Theo Health Sina, tắm là hoạt động mỗi ngày song ít ai tìm hiểu cách tắm đúng để không gây hại sức khỏe. Tắm trước khi gội đầu hay ngược lại? Nhiệt độ nước như thế nào là thích hợp? Đó là băn khoăn của nhiều người. Theo thống kê ở Nhật Bản, số ca tử vong do tắm không đúng cách mỗi năm lên tới 1,4 triệu người.

1. Trình tự đúng khi tắm

Tắm đúng cách để bảo vệ sức khỏe ảnh 1
Nhiều người chưa tìm hiểu cách tắm đúng để không gây hại cho sức khỏe.

Đầu tiên là rửa mặt, sau đó tắm toàn thân, cuối cùng là gội đầu.

Vì sao cần rửa mặt đầu tiên? Khi bước vào phòng tắm, tiếp xúc với nhiệt độ và độ ẩm cao, các lỗ chân lông sẽ giãn nở. Lúc này nếu không rửa mặt sạch ngay lập tức, các chất bẩn trên mặt sẽ theo lỗ chân lông thấm sâu vào da. Theo thời gian, chúng sẽ gây nên mụn trứng cá.

Khi tắm, nhiệt độ nước có thể nóng hơn một chút để thúc đẩy quá trình trao đổi chất, thúc đẩy tuần hoàn máu, giãn nở lỗ chân lông để thải hết mồ hôi của cơ thể. Tắm nước nóng 40oC trong vòng 10 phút sẽ tiêu hao 200 calo. Tuy nhiên thời gian tắm nên giới hạn và đảm bảo phòng tắm thông gió tốt. Khi tắm hãy nhắm mắt lại thư giãn và thả lỏng toàn thân. Tắm nước nóng không chỉ giúp tiêu calo mà còn giải tỏa căng thẳng.

Khi gội đầu, làm ướt toàn bộ tóc, sau đó thoa dầu gội đầu, dùng ngón tay chà xát nhẹ từ đỉnh đầu ra xung quanh theo chân tóc, rồi gội sạch. Tiếp đó thoa dầu xả và massage da đầu nhẹ nhàng từ 3 đến 5 phút cùng với một chiếc lược răng thưa. Cuối cùng xả nước cho sạch.

2. Không nên rửa mặt dưới vòi hoa sen

Việc rửa mặt thật kĩ dưới vòi sen dường như là cách mà nhiều người thường làm. Tuy nhiên nếu nhiệt độ nước quá cao, làn da mặt nhạy cảm của bạn có thể bị tổn thương. Có lẽ, bạn nên áp dụng một biện pháp tốt hơn, đó là rửa mặt bằng nước lạnh hoặc nước hơi ấm tại bồn rửa mặt.

3. Chỉ nên tắm khoảng 10 phút

Tắm đúng cách để bảo vệ sức khỏe ảnh 2
Tắm quá lâu sẽ khiến da dễ bị tấn công bởi các loại vi khuẩn.

Việc kì cọ lâu trong phòng tắm sẽ làm mất đi lớp dầu tự nhiên cần thiết trên da. Độ pH trong nước chảy ra từ vòi vào khoảng 7 trong khi pH của da thiên về tính acid với chỉ từ 4,2 đến 5,5. Vì vậy, tiếp xúc với nước quá lâu sẽ khiến tính acid trên da bị yếu đi, dẫn đến việc da dễ bị tấn công bởi các loại vi khuẩn gây nên tình trạng viêm nhiễm và những bệnh ngoài da. Các chuyên gia khuyên rằng việc tắm táp nên kéo dài trong khoảng 10 phút dưới làn nước vừa đủ ấm (không vặn nước quá nóng). 10 phút là thời gian đủ để lỗ chân lông mở ra và da được giữ ẩm thay vì trở nên quá khô. Nếu thấy việc hạn chế thời gian này khó thực hiện tự giác, bạn hãy đặt đồng hồ hẹn giờ hoặc bật một playlist gồm khoảng ba bài hát yêu thích. Bạn sẽ biết thời gian tắm cho phép còn lại bao lâu.

4. Không nên tắm gội bằng nước quá nóng

Thường thì những người tắm gội bằng nước nóng đều cảm thấy rất thoải mái khi những tia nước nóng già dội xuống người. Tuy nhiên họ không biết rằng làn da của họ lại bị thương tổn khá nhiều. Nước nóng khiến da bị bong tróc khỏi lớp màng bảo vệ tự nhiên, khiến tình trạng da bạn trở nên xấu đi. Không nên quá mạo hiểm với làn da như vậy. Bạn hãy giảm nhiệt độ nước khi tắm, đồng thời để cho xả nước cho bốc hơi khắp phòng tắm và trở nên ấm phù hợp với nhiệt độ cơ thể.

5. Không đắp mặt nạ sau khi tắm

Tắm đúng cách để bảo vệ sức khỏe ảnh 3
Đắp mặt nạ sau khi tắm khiến da bị khô.

Nhiều người thường làm sạch da mặt trong phòng tắm rồi sau đó tiến hành đắp mặt nạ làm sạch sâu. Tuy nhiên, đã đến lúc cần thay đổi trình tự này. Các chuyên gia khuyên nên đắp mặt nạ này trước khi rửa mặt. Lí do là trình tự đó sẽ khiến da mặt bị khô, nhạy cảm hơn. Nếu muốn đắp mặt nạ sau khi rửa mặt, bạn nên chọn loại mặt nạ dưỡng ẩm cho da.

6. Hãy phơi khô bông tắm

Một môi trường ướt và ẩm là nơi vi khuẩn rất dễ sinh sôi. Bông tắm làm bằng xơ mướp mà bạn dùng để cọ xát cơ thể khi tắm cần phải được giữ sạch. Sau khi tắm gội, bạn nhớ vắt bông tắm thật kĩ và đem treo ở một nơi thật khô ráo.

7. Không kì cọ mạnh

Bình thường, bề mặt da với tuyến bã nhờn, tuyến bài tiết mồ hôi và các tế bào biểu mô sẽ tạo thành một màng bảo vệ. Ngoài ra còn có một lớp biểu bì tính axit dày khoảng 0,1 mm, có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn và các tia gây hại xâm nhập vào trong da. Đây là lớp “da chết” được thay thế với tốc độ chậm, nhanh nhất cũng cần 10 ngày. Nếu khi tắm bạn cọ xát da liên tục hay lau mạnh với khăn sẽ dễ phá hỏng lớp tế bào sừng biểu bì, khiến da trở nên khô, mẩn ngứa, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại xâm nhập, gây viêm nang lông, nhọt, sưng và các bệnh ngoài da khác.

8. Không nên gội đầu hàng ngày

Tắm đúng cách để bảo vệ sức khỏe ảnh 4
Gội đầu hàng ngày khiến tóc khô và xơ.

Các công ty sản xuất dầu gội sẽ thu được rất nhiều lợi nhuận từ việc bạn gội đầu hàng ngày. Nếu làm như vậy, bạn đang cố gội sạch đi lớp dầu tự nhiên của tóc, khiến tóc bạn trở nên khô và xơ. Trường hợp bạn nhuộm tóc, màu sắc đẹp đẽ của tóc bạn sẽ tiêu tan.

9. Tránh dùng xà phòng và dầu gội quá nhiều bọt

Càng nhiều bong bóng hay bọt trong sản phẩm làm sạch, da bạn càng bị mất đi lớp dầu tự nhiên. Thành phần đó trong bánh xà phòng được gọi là chất hoạt tính bề mặt. Đây là những hóa chất hút dầu và nước. Khi kết hợp với nước, các chất này sẽ loại bỏ lớp dầu tự nhiên khỏi da khiến chúng trở nên khô, thô ráp. Nếu không mắc những vấn đề về da, chẳng có lí do gì để bạn phải dùng xà phòng bánh hoặc sữa tắm kháng khuẩn hàng ngày mà hãy chọn những sản phẩm làm sạch nhẹ dịu. Bạn nên tập trung vào những vùng da cần được làm sạch kĩ như vùng da dưới cánh tay, phía dưới ngực, mặt hay đùi trong, những phần còn lại trên cơ thể chỉ cần dội nước là đủ.

10. Chú ý những vùng da dễ bị lãng quên

Tắm đúng cách để bảo vệ sức khỏe ảnh 5
Đừng quên làm sạch những vùng da dễ bị lãng quên như: bàn chân, khuỷu tay...

Đầu tiên là vùng cổ, chất bẩn bám ở đây rất ngoan cố và đôi khi bạn không thể nhờ vào xà phòng để làm sạch hết được. Chúng sẽ dễ dàng biến mất khi bạn làm ướt vùng da này chờ một lúc cho chúng mềm ra rồi kì cọ bằng tay thật nhẹ nhàng. Không nên làm sạch vùng này hàng ngày, ba lần mỗi tuần là đủ để vùng cổ sạch sẽ. Vùng da sau tai, nơi thường bám chất bẩn từ tóc cũng thường bị bỏ qua. Hãy dùng hai ngón tay trỏ để kì sạch bụi bẩn ở sau hai tai cùng một lúc mỗi lần tắm. Cuối cùng là bàn chân, nơi cần kì cọ mạnh ở cả mặt trên và dưới cũng như giữa các ngón.

11. Dội nước lạnh lên người sau khi tắm bằng nước ấm

Bạn đã từng đi xông hơi theo kiểu Scandinavia chưa, tức là bạn sẽ tắm và xông hơi ấm, sau đó nhảy xuống bể nước lạnh. Khoa học đã thống kê việc này mang lại lợi ích cho cơ thể bạn. Chỉ cần 30 giây với nước lạnh, bạn sẽ cải thiện khả năng chịu đựng stress, cải thiện hệ thống miễn dịch, và tăng cường khả năng chống suy nhược.

12. Nên tắm hơi sau khi tắm vòi hoa sen

Bạn đừng quên tắm hơi sau khi tắm gội dưới vòi sen. Hãy để cho làn da của bạn thoát hơi ẩm đúng lúc sau khi bạn lau khô cơ thể.
Đông Đông (Theo Thể thao văn hóa)

Có thể bạn quan tâm