Ung thư, nếu biết sớm có thể trị lành

“Ung thư: biết sớm, trị lành” là thông điệp được đưa ra tại Hội thảo khoa học Ung bướu Cần Thơ lần thứ XII, do Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ tổ chức ngày 29/9. Hội thảo gồm 10 phiên với 58 báo cáo, xoay quanh các chủ đề chính: Miễn dịch và sinh học phân tử, xạ trị - y học hạt nhân, phổi - lồng ngực, tiêu hóa - gan mật, đầu - cổ, huyết học, chăm sóc giảm nhẹ - điều dưỡng...

Tự dùng thuốc trị đau mắt, người đàn ông tử vong do sốc phản vệ

Ngày 28/9, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai cho biết đã tiếp nhận nhận một trường hợp sốc thuốc tân dược dẫn đến tử vong (ngoại viện). Để tránh các trường hợp tử vong đáng tiếc như trên, các bác sỹ khuyến cáo người dân khi có biểu hiện đau, ốm cần đến khám tại các cơ sở y tế để được tư vấn chữa trị, uống thuốc phải theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là với những người đã có tiền sử về dị ứng với các thành phần của thuốc.


Hơn 87.700 ca mắc sốt xuất huyết, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ các biện pháp phòng bệnh

Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 87.719 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 24 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2022 (215.934 ca mắc và 112 ca tử vong) số mắc giảm 59,4%, tử vong giảm 88 trường hợp. Trong tuần từ ngày 11-17/9/2023, cả nước ghi nhận 5.616 trường hợp mắc sốt xuất huyết, không ghi nhận trường hợp tử vong. Nhưng so với tuần trước đó, số mắc tăng 1,7%, số nhập viện tăng 2,1% với 4.249 trường hợp.


Hiệu quả của sử dụng thuốc chống sốt rét primaquine liều cao

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, trong hai nghiên cứu được công bố ngày 26/9, một nhóm nghiên cứu đến từ Trường Nghiên cứu Y tế Menzies có trụ sở tại thành phố Darwin và Đại học Melbourne (Australia) đã phân tích hiệu quả và độ an toàn của liều primaquine để ngăn ngừa tái phát bệnh sốt rét ở hơn 6.800 bệnh nhân. Primaquine là một loại thuốc dùng để điều trị và phòng ngừa sốt rét và điều trị viêm phổi do Pneumocystis gây ra.


Tảo nâu giúp chống lão hóa da

Theo kết quả nghiên cứu công bố ngày 25/9, tảo nâu (rong biển nâu) chỉ có tại khu vực biển thuộc bang Nam Australia có chứa chất chống lão hóa.


Phát hiện dấu ấn sinh học giúp theo dõi sự phục hồi của bệnh nhân trầm cảm

Các nhà nghiên cứu Mỹ đã xác định được một mô hình hoạt động của não bộ, được coi là "dấu ấn sinh học" liên quan đến các biểu hiện lâm sàng cho thấy sự phục hồi của bệnh nhân trầm cảm kháng thuốc được điều trị bằng một thiết bị kích thích não sâu (DBS) mới. Viện Y tế quốc gia Mỹ (NIH) đã đưa ra thông báo này ngày 20/9.


Ngành Y tế khuyến cáo giữ vệ sinh và tiêm vaccine đầy đủ để phòng dịch bạch hầu

Theo Bộ Y tế tại Hà Giang và Điện Biên tình hình bệnh dịch bạch hầu diễn biến phức tạp và đã ghi nhận ca tử vong. Trước diễn biến này, ngày 18/9/2023, Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế đã có văn bản gửi các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Y tế các Bộ, ngành về việc tăng cường công tác chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu.


Google phát triển công cụ AI giúp dự đoán nguy cơ đột biến gene

Các nhà nghiên cứu tại Google DeepMind - đơn vị phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) của công ty Google (Mỹ) - ngày 19/9 đã giới thiệu công cụ có khả năng dự đoán mức độ ảnh hưởng của tình trạng đột biến gene. Đây được xem là bước đột phá, mở ra hướng nghiên cứu mới về các căn bệnh hiếm gặp.


Nêu cao ý thức phòng bệnh và xử trí kịp thời khi đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp với dịch tiết từ mắt qua bàn tay nhiễm khuẩn hoặc dùng chung đồ dùng, vật dụng bị nhiễm mầm bệnh. Đau mắt đỏ thường xảy ra ở địa bàn lũ lụt, ô nhiễm nguồn nước, thiếu nước sinh hoạt.


Tây Ninh: Chủ động phòng, chống bệnh đau mắt đỏ trong trường học

Đến trưa 18/9, trên địa bàn tỉnh Tây Ninh có hơn 140 cán bộ, giáo viên và hơn 6.200 trẻ em, học sinh, sinh viên ở các cấp học bị đau mắt đỏ (viêm kết mạc). Sở Y tế và Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh vừa có công văn yêu cầu thủ trưởng các đơn vị, trường học trên địa bàn thực hiện ngay công tác tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh này.


Giám sát chặt các ca bệnh bạch hầu tại Điện Biên không để xuất hiện ổ dịch mới

Địa bàn tỉnh Điện Biên đã xuất hiện nhiều ổ dịch bạch hầu với 6 ca mắc, trong đó, một bệnh nhân đã tử vong. Để kiểm tra, giám sát và chỉ đạo công tác phòng, chống bệnh căn bệnh nguy hiểm này tại địa phương, Bộ Y tế đã lập đoàn công tác do Tiến sĩ, bác sĩ Vương Ánh Dương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh làm Trưởng đoàn.


Đau mắt đỏ gia tăng, người bệnh cẩn trọng khi dùng thuốc

Hiện chưa có thống kê đầy đủ về tình hình bệnh đau mắt đỏ tại các tỉnh, thành phố trong cả nước, tuy nhiên, tại một số địa phương như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước… và một số bệnh viện Trung ương, số bệnh nhân bị đau mắt đỏ đang gia tăng nhanh chóng. Tháng 9 cũng là thời điểm học sinh bước vào năm học mới, việc học sinh trở lại trường có cơ hội tiếp xúc gần với nhau nên dịch rất dễ lây lan.


Khánh Hòa: Khuyến cáo không tự ý sử dụng đơn thuốc đau mắt đỏ của bệnh nhân khác điều trị cho bản thân

Từ đầu tháng 9/2023 đến nay, bệnh đau mắt đỏ (hay còn gọi bệnh viêm kết mạc) đang lây lan nhanh tại nhiều địa phương của tỉnh Khánh Hòa như thành phố Nha Trang, các huyện Cam Lâm, Diên Khánh…Số bệnh nhân đến khám tại các bệnh viện chuyên Khoa Mắt tăng nhiều lần so với thời điểm tháng 8/2023 và cùng kỳ năm trước.


Ninh Thuận tập trung phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng trong cộng đồng

Trước tình hình dịch bệnh tay chân miệng đang có chiều hướng gia tăng, ngày 6/9, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Trần Quốc Nam đã có Chỉ thị yêu cầu các sở, ngành liên quan và chính quyền các địa phương tăng cường các giải pháp phòng, chống dịch bệnh, hạn chế lây lan; đặc biệt không để xảy ra trường hợp tử vong.