Độc đáo tượng gỗ Tây Nguyên ở "Làng Cù Lần"

Độc đáo tượng gỗ Tây Nguyên ở "Làng Cù Lần"
Từ ngàn xưa, nghệ thuật tạc tượng gỗ của đồng bào Tây Nguyên không chỉ là biểu hiện tâm linh, tín ngưỡng của “vạn vật hữu linh” hoang sơ, mà còn phản ánh một trong những nghề thủ công độc đáo của các tộc người miền cao nguyên.
Những pho tượng gỗ đều mang lối điêu khắc đơn giản, mộc mạc, như: “Người phụ nữ bồng con”, “Người đàn ông vác rìu” hay các loại chim muông, hoa lá... là sự mô tả chân thực về cuộc sống nương rẫy, săn bắn, tập tục, tín ngưỡng và sinh hoạt văn hóa cộng đồng của các tộc người. Trước đây, tượng gỗ dân gian thường chỉ dùng trang trí trong các nghi lễ tín ngưỡng của đồng bào Ê đê, Ba na, Jrai, Xê đăng... Ngày nay, bên cạnh việc coi tượng gỗ như một biểu tượng tâm linh, đồng bào còn dùng để trưng bày, trang trí nơi sinh hoạt cộng đồng (nhà dài, nhà rông, bến nước…), nhà mồ...
Du khách gần xa có dịp lên “Ở trọ giữa rừng hoa, ở trọ giữa rừng hoang” tại điểm du lịch sinh thái - văn hóa “Làng Cù Lần” (Cu Lan Village) tại thôn Suối Cạn, xã Lát, huyện Lạc Dương, cách Đà Lạt trên 20km thật ấn tượng với nhiều loại hình tham quan, nghiên cứu, giải trí đậm đà bản sắc văn hóa đại ngàn nhưng có lẽ không thể dừng bước chiêm ngưỡng các tác phẩm tượng gỗ tại Nhà trưng bày tượng gỗ Tây Nguyên. Ngắm tượng, gợi cho ta nhiều suy ngẫm về cuộc sống… Và thậm chí có tác phẩm thật ngộ nghĩnh, hài hước, sinh động bởi yếu tố văn hóa phồn thực… Đây là ý tưởng độc đáo của nhạc sĩ Văn Tuấn Anh - chủ nhân “Làng Cù Lần”.
dalatonline.vn trân trọng giới thiệu một số tác phẩm tượng gỗ tiêu biểu được trưng bày tại “Cu Lan Village”:
 
Du khách trước Khu trưng bày tượng gỗ Tây Nguyên.
Du khách trước Khu trưng bày tượng gỗ Tây Nguyên.
Thổi kèn.
Thổi kèn.
Lên rẫy.
Lên rẫy.
Phụ nữ.
Phụ nữ.
Uống rượu cần.
Uống rượu cần.
Đánh cồng chiêng.
Đánh cồng chiêng.
Mẹ và con.
Mẹ và con.
Sức sống đại ngàn.
Sức sống đại ngàn.
 
Báo Lâm Đồng

Có thể bạn quan tâm