Độc đáo nghi lễ đặt tên cho trẻ của người La Hủ

Đối với đồng bào La Hủ, cái tên có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong chu kỳ vòng đời của mỗi con người. Vì thế, tập tục đặt cho trẻ mới sinh được người La Hủ tiến hành sau 3 ngày đứa trẻ cất tiếng khóc chào đời. Tập tục này cũng có một số kiêng kị nhất định.
 
Khi đứa trẻ được sinh ra, 2 mẹ con phải nằm trong buồng, cạnh nơi ngủ cũ, không được nằm trên giường của 2 vợ chồng. Đứa trẻ sinh ra được 3 ngày gia đình phải làm lễ cúng tổ tiên để đặt tên cho con. Trong vòng 3 ngày đó nếu gia chủ có khách tới chơi họ có thể mời vị khách này đặt tên cho đứa trẻ.

Để thực hiện nghi thức đặt tên cho trẻ gia chủ chuẩn bị một con gà, 1 chai rượu để cúng tổ tiên, cầu cho đứa trẻ mới sinh gặp nhiều may mắn với tên gọi của mình. Tên của đứa trẻ được căn cứ vào ngày sinh và giới tính của đứa trẻ. Trừ trường hợp đứa bé sinh vào ngày hổ và ngày khỉ, những ngày còn lại thường được dùng làm tên đệm cho trẻ. Ví như đứa trẻ ấy sinh vào ngày rắn (lò nhi) tên đệm của đứa bé sẽ là Lò.

Doc dao nghi le dat ten cho tre cua nguoi La Hu hinh anh 1
Về nghi thức đặt tên theo giới tính với bé trai, tên phổ biến nhất là Xá (to) hoặc Hừ (đẹp) còn đối với bé gái tên phổ biến nhất là Xó hoặc Pớ (đây là những cái tên biểu thị cho sự may mắn. Ví dụ, nếu đứa trẻ là con trai thì đặt tên là Phí Xè (Phí là chỉ ông thầy cúng; còn Xè là thuộc những từ chỉ gọi con trai); nếu đứa trẻ là con gái thì đặt là Phí Nu (Phí cũng là chỉ thầy cúng; còn Nu là tên thường gọi của người phụ nữ).

Doc dao nghi le dat ten cho tre cua nguoi La Hu hinh anh 2
Một số gia đình La Hủ nhờ thầy cúng đặt tên cho con. Khi đó, đứa trẻ sẽ mang tên thầy cúng. Vì thầy biết xua đuổi tà ma, giúp đứa trẻ mạnh khỏe, mau lớn. Người La Hủ cũng quan niệm lễ đặt tên cho trẻ chỉ tiến hành trong buổi sáng mà không kéo dài sang chiều.

Sau nghi lễ đặt tên, mọi người tham dự lần lượt đến buộc chỉ vào tay của sản phụ và đứa trẻ để chúc mừng, cầu cho 2 mẹ con sức khỏe.
 
Doc dao nghi le dat ten cho tre cua nguoi La Hu hinh anh 3
Sau 3 đến 4 tháng nếu đứa trẻ hay khóc hoặc ốm yếu, gia chủ có thể tiến hành làm lễ đặt lại tên. Kể cả khi đứa trẻ lên 4 hoặc 5 tuổi mà vẫn chậm lớn hoặc biếng ăn thì gia chủ cũng có thể thay tên một lần nữa. Các tên gọi sau khi đặt lại không cần tuân theo nguyên tắc ban đầu.
 
Theo langvietonline.vn 

Tin liên quan

Lễ Đặt tên - nét văn hóa tín ngưỡng của người Dao Tiền ở Hòa Bình

Cách thành phố Hòa Bình khoảng gần 10km theo đường quốc lộ 433, cóm Tra, xã Toàn Sơn, huyện vùng cao Đà Bắc hiện có 70 hộ dân với gần 300 nhân khẩu và 100% là người dân tộc Dao Tiền. Cuộc sống người dân ở đây đã có nhiều đổi thay song các phong tục truyền thống độc đáo của bà con vẫn được bảo tồn, gìn giữ qua nhiều thế hệ. Trong đó, một nghi Lễ từ xa xưa vẫn hiện hữu trong mỗi gia đình, dưới mỗi nếp nhà đã phần nào nói lên được nét văn hóa tín ngưỡng mang đậm bản sắc của người dân tộc Dao, đó là lễ Đặt tên.


Lễ đặt tên của người K'Ho

Cũng như một số dân tộc thiểu số khác ở các tỉnh Tây Nguyên, sau khi sinh ra từ 3 - 7 ngày tuổi, người K’Ho có phong tục tổ chức lễ đặt tên “kràs măt” cho đứa trẻ mới chào đời. Đây là một trong những nghi lễ quan trọng còn được duy trì, đánh dấu sự ra đời của đứa trẻ và đón mừng một thành viên mới của gia đình, dòng tộc.


Lễ tạ ơn và đặt tên con của người Mông ở Cao Bằng

Khi đứa trẻ ra đời được 3 ngày, người Mông ở Cao Bằng có tục lệ làm lễ tạ ơn bà mụ và đặt tên cho con. Nghi lễ này được người Mông tổ chức lớn như lễ đầy tháng của người Tày, Nùng khi mời tất cả anh em, họ hàng nội, ngoại và hàng xóm đến dự. Đây là phong tục đẹp, có ý nghĩa đến nay vẫn được người Mông gìn giữ khá nguyên vẹn.


Độc đáo tục đặt tên của người Giáy ở Lào Cai

Lễ đặt tên cho trẻ nhỏ là một phong tục đẹp vẫn được cộng đồng người Giáy gìn giữ đến ngày nay. Nghi lễ này góp phần làm phong phú, đa dạng thêm cho kho tàng văn hóa phong tục của dân tộc Giáy ở Lào Cai.


Tục đặt tên và đặt lại tên đệm của người Mông

Đồng bào dân tộc Mông có nhiều nghi lễ độc đáo, trong đó nghi lễ đặt tên và đặt lại tên đệm mang ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó chứng tỏ sự tồn tại của thành viên mới trong gia đình và đánh dấu mốc trưởng thành của con người.


Lễ cúng đặt tên cho trẻ mới sinh của người Thái đen

Khi nói về vùng đất Yên Bái không thể không nhắc đến những nét văn hóa đặc sắc của tộc người Thái với những điệu xòe, những nét văn hóa ẩm thực độc đáo, những điệu khắp trữ tình và thiên truyện thơ tình nổi tiếng. Song không chỉ có thế, người Thái nơi đây còn lưu giữ nhiều phong tục tập quán độc đáo. Một trong những phong tục độc đáo về chu trình đời người được người Thái đen lưu giữ qua nhiều đời, đó là Nghi lễ đặt tên cho con (hay còn gọi là Nhá Phay) đây là lễ cúng vía đầu tiên, cũng là nét văn hóa đặc sắc của người Thái.


Lễ đặt tên của đồng bào Mông

Tuy đời sống còn nhiều khó khăn nhưng đồng bào người Mông ở Điên Biên vẫn luôn đề cao việc bảo tồn vốn văn hóa truyền thống đặc sắc và đa dạng của mình. Một trong những phong tục tốt đẹp mang nhiều ý nghĩa nhân văn vẫn được đồng bào gìn giữ qua nhiều thế hệ phải kể tới lễ đặt tên – dấu mốc chứng tỏ sự tồn tại của thành viên mới trong gia đình người Mông.



Đề xuất