Độc đáo nghi lễ cầu làng của người Dao Thanh Y ở Tuyên Quang

Mặc dù bản sắc văn hóa các dân tộc đang bị mai một dần nhưng người Dao Thanh Y ở Khâu Lấu, xã Tân Tiến, huyện Yên Sơn - một trong 9 ngành dân tộc Dao sinh sống ở Tuyên Quang vẫn giữ được lễ cầu làng - nét văn hóa tâm linh đặc sắc.

Doc dao nghi le cau lang cua nguoi Dao Thanh Y o Tuyen Quang hinh anh 1Người cao tuổi, uy tín trong làng giúp trùm làng Bàn Văn Quang (bên phải ảnh), xã Tân Tiến, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang chỉnh sửa y phục để làm lễ cầu làng. Ảnh: Vũ Quang - TTXVN
Doc dao nghi le cau lang cua nguoi Dao Thanh Y o Tuyen Quang hinh anh 2Những người cao tuổi, uy tín trong làng giúp trùm làng làm lễ cầu làng. Ảnh: Vũ Quang - TTXVN
Doc dao nghi le cau lang cua nguoi Dao Thanh Y o Tuyen Quang hinh anh 3Những người cao tuổi, uy tín trong làng chuẩn bị một số lễ vật để trùm làng thực hiện nghi thức cầu làng. Ảnh: Vũ Quang - TTXVN
Doc dao nghi le cau lang cua nguoi Dao Thanh Y o Tuyen Quang hinh anh 4Trùm làng Bàn Văn Quang, xã Tân Tiến, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang làm lễ cầu làng. Ảnh: Vũ Quang - TTXVN
Doc dao nghi le cau lang cua nguoi Dao Thanh Y o Tuyen Quang hinh anh 5Lễ cầu làng được tổ chức với ý nghĩa lễ tổng kết một năm, cầu tài, cầu phúc, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Ảnh: Vũ Quang - TTXVN
Doc dao nghi le cau lang cua nguoi Dao Thanh Y o Tuyen Quang hinh anh 6Phụ nữ người Dao Thanh Y trong trang phục truyền thống. Ảnh: Vũ Quang - TTXVN

Lễ cầu làng thường tổ chức vào ngày rằm các tháng 2, 4, 10 (âm lịch) và lần thứ 4 diễn ra vào ngày 25 tháng Chạp với ý nghĩa lễ tổng kết một năm và cầu tài, cầu phúc, mong muốn cầu cho nhà nhà khỏe mạnh, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Vũ Quang

Tin liên quan

Độc đáo tranh thờ của người Dao quần chẹt Thanh Hóa

Sinh sống lâu đời trên vùng đất Cẩm Thủy (Thanh Hóa), đồng bào dân tộc Dao quần chẹt đã gìn giữ và duy trì một trong những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc mình đó là tranh thờ. Đối với người Dao, tranh thờ chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần và tâm linh nhất là thời điểm đầu Xuân năm mới.


Giữ gìn nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Dao ở Phú Thọ

Đồng bào dân tộc Dao ở tỉnh Phú Thọ hiện có hơn 11.000 người, đông thứ ba sau dân tộc Kinh và Mường, bao gồm hai nhóm (ngành) là Dao Tiền và Dao Quần chẹt, sống tập trung ở các huyện miền núi Yên Lập, Thanh Sơn và Tân Sơn. Người Dao nói chung và người Dao Quần Chẹt ở Yên Lập nói riêng, trong quá trình di cư và tụ cư, đã luôn có ý thức bồi đắp và gìn giữ những giá trị văn hóa đặc trưng, phong phú của dân tộc mình để trao truyền lại cho các thế hệ nối tiếp.


Tuyên Quang nỗ lực giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Dao

Dân tộc Dao trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang hiện có khoảng hơn 100 nghìn người, với văn hóa truyền thống đa dạng và phong phú. Cùng với sự hỗ trợ của các cấp, các ngành, sự chủ động, tích cực của cộng đồng người Dao, công tác bảo tồn văn hóa dân tộc Dao trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã được triển khai sâu rộng, nhiều Câu lạc bộ bảo tồn văn hóa dân tộc Dao được thành lập… qua đó, góp phần gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào Dao trên địa bàn tỉnh.


Nghi lễ cấp sắc của người Dao Tiền

Đồng bào dân tộc Dao coi lễ Cấp sắc là một nghi lễ thiêng liêng, quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi một con người. Theo phong tục tập quán của người Dao Tiền ở Cao Bằng, người đàn ông phải làm lễ cấp sắc để khẳng định sự trưởng thành và vị thế của mình.


Đặc sắc trang phục của người Dao Đỏ ở Tuyên Quang

Trong sinh hoạt và lao động sản xuất, đồng bào Dao Đỏ ở Tuyên Quang đã gìn giữ, sáng tạo và phát triển các giá trị văn hóa riêng biệt, trong đó có trang phục truyền thống. Nhằm tôn vinh, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người Dao Đỏ, Bộ Văn hóa -Thể thao và Du lịch đã chứng nhận “Nghệ thuật trang trí trên trang phục truyền thống của người Dao Đỏ các huyện Sơn Dương, Chiêm Hóa, Hàm Yên, Na Hang, Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang” là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.



Đề xuất