Trong khuôn khổ kỳ họp lần thứ 16 của Ủy ban liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, diễn ra từ ngày 13 đến 18/12/2021 tại Paris (Pháp), hồ sơ Nghệ thuật Xòe Thái đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại cùng với 48 hồ sơ khác.
Việc ghi danh hồ sơ Nghệ thuật Xòe Thái là Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại đã khẳng định sự đánh giá cao của quốc tế đối với những giá trị văn hóa của Việt Nam, tăng cường sự hiện diện của Việt Nam trên bản đồ văn hóa phi vật thể của thế giới, đồng thời góp phần quảng bá cho các mục tiêu phát triển, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản mà UNESCO đang thúc đẩy.
Nghệ thuật Xòe Thái là loại hình múa truyền thống đặc sắc gắn liền với đời sống của đồng bào Thái vùng Tây Bắc Việt Nam (đặc biệt là tại các tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Yên Bái) trong các lễ hội cộng đồng, tang ma, các cuộc liên hoan văn nghệ, kết bạn, giao lưu… Xòe Thái đã được trao truyền và bảo tồn khá nguyên vẹn qua hàng trăm năm với nhiều hình thái khác nhau: Xòe dùng trong sinh hoạt cộng đồng để biểu cảm và kết giao bạn bè; xòe để diễn đạt các ý tưởng về cội nguồn tâm linh…
Màn trình diễn nghệ thuật Xòe Thái (Yên Bái) với sự tham gia của 5.000 nghệ nhân và diễn viên quần chúng. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
Trình diễn nghệ thuật Xòe Thái tại Lễ hội văn hóa, du lịch Mường Lò (Yên Bái) và khám phá danh thắng quốc gia ruộng bậc thang Mù Căng Chải năm 2019. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
Màn trình diễn xòe Thái với sự tham gia của 5.000 nghệ nhân và diễn viên quần chúng tại Yên Bái. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
Màn trình diễn nghệ thuật Xòe Thái (Đại Xoè) với sự tham gia của 2020 nghệ nhân và diễn viên quần chúng tại khai mạc Lễ hội Văn hóa, Du lịch Mường Lò 2020. Ảnh: Thành Đạt - TTXVN
Những cô gái Thái xinh đẹp. Ảnh: TTXVN
Nghệ thuật "Xòe khăn", một trong 6 điệu xòe cổ được cộng đồng dân tộc Thái huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái . Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
Nghệ thuật Xòe Thái. Ảnh: Thành Đạt - TTXVN
Người dân tộc Thái trắng ở Mường Lay (Điện Biên) trong bộ trang phục truyền thống thực hiện vòng xòe. Ảnh: Xuân Tư – TTXVN
Điệu múa Xòe vòng trong lễ hội "Sết Boóc Mạy" do cộng đồng dân tộc Thái tỉnh Thanh Hóa thể hiện. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
Điệu múa Xòe quạt kết hợp với nhảy sạp, do cộng đồng dân tộc Thái đến từ tỉnh Sơn La thể hiện. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
Điệu múa Xòe vòng trong lễ hội "Sết Boóc Mạy" do cộng đồng dân tộc Thái tỉnh Thanh Hóa thể hiện. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
Nghệ thuật Xòe Thái có điểm chung là xòe cộng đồng Trên cây “Xén xính” được treo hình thù các con vật trên cạn, dưới nước, hình mặt trăng, mặt trời được đan bằng tre hoặc đẽo bằng gỗ. Ảnh: Điêu Chính Tới - TTXVN
Về đêm có thể múa xòe quanh đống lửa, vừa làm tâm điểm của vòng xòe vừa lấy ánh sáng cho đêm xòe. Ảnh: Điêu Chính Tới - TTXVN
Giữ gìn điệu xòe cổ, dân tộc Thái trong Lễ hội " Xên Mường" (lễ cúng mường đầu năm), xã Hua La, thành phố Sơn La. Ảnh: Điêu Chính Tới - TTXVN
Xòe cộng đồng, một thể thức nghệ thuật xòe dân gian được đồng bào dân tộc Thái luôn gìn giữ và phát huy. Ảnh: Điêu Chính Tới - TTXVN
TTXVN