Độc đáo nghề nặn tò he Xuân La

Trong các nghề gắn bó và đặc trưng cho làng quê Bắc Bộ, nặn tò he ở thôn Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên (Hà Nội) được mệnh danh là một nghề “độc nhất vô nhị”.

Doc dao nghe nan to he Xuan La hinh anh 1Tạo hình to he con rồng. Ảnh: Lam Sơn

Theo những người cao tuổi trong làng, nghề nặn tò he có từ 400 - 500 năm trước. Nghề nặn tò he trước đây gọi là nghề nặn bánh chim, cò. Sau này, mỗi chiếc bánh được gắn thêm một chiếc còi, khi thổi phát ra tiếng “tò te”, đọc chệch đi là tò he. Nguyên liệu chính để làm tò he là bột gạo được nhuộm 4 màu: vàng, đỏ, xanh, đen. Chỉ với một chiếc lược có chuôi, một nắm que tre, mảnh sáp ong…, với vài động tác véo bột, vê bột, các nghệ nhân Xuân La đã tạo ra những con tò he trong sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng và khâm phục của du khách.

Doc dao nghe nan to he Xuan La hinh anh 2Những con tò he nhiều màu sắc luôn hấp dẫn trẻ thơ. Ảnh: Lam Sơn
Doc dao nghe nan to he Xuan La hinh anh 3Ngày nay, để thu hút khách hàng, các nghệ nhân làng Xuân La còn làm tranh tò he. Ảnh: Lam Sơn

Ngày nay, các nghệ nhân Xuân La đã biết cập nhật nhu cầu thị trường và nặn ra rất nhiều những hình tò he lạ mắt, phong phú như 12 con giáp, Aladin, Pokemon, Tôn Ngộ Không, Chư Bát Giới… Đặc biệt, có những sản phẩm tò he truyền thống, tò he hình đuôi rồng lưỡng long quy tụ đã được huyện Phú Xuyên đánh giá là sản phẩm 4 sao trong Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2020.

Lam Sơn

Tin liên quan

Lễ hội Văn hóa dân gian trong đời sống đương đại tại Hà Nội

Tối 11/12, bên hồ Hoàn Kiếm, Lễ hội Văn hóa dân gian trong đời sống đương đại do thành phố Hà Nội tổ chức, đã diễn ra trong không gian ngập tràn sắc màu văn hóa truyền thống. Đây là hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân gian truyền thống trong xã hội đương đại, nhằm thực hiện cam kết của thành phố Hà Nội khi tham gia Mạng lưới Thành phố Sáng tạo của UNESCO.



Đề xuất