Độc đáo nghề làm giấy bản của người Nùng An

Cao Bằng có nhiều nghề truyền thống độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, như: rèn, dệt thổ cẩm, hương, ngói máng... Trong đó, xóm Lũng Ỏ, xã Quốc Dân, huyện Quảng Uyên (Cao Bằng) được nhiều người biết đến bởi nghề làm giấy bản (tiếng Nùng là chỉa sla).
 
Bà Nông Thị Chăm có kinh nghiệm làm giấy bản trên 20 năm, cho biết: Đây là nghề có từ lâu đời. Để làm ra tờ giấy bản phải tốn nhiều thời gian, công sức, trải qua nhiều công đoạn. Từ khâu lên rừng tước vỏ mạy sla đem về cho vào nồi lớn đun sôi trong khoảng 2 giờ, vớt ra để nguội, tước sạch lớp vỏ đen bên ngoài (chỉ lấy lớp trắng bên trong), rồi phơi khô. Sau đó gom lại đem vào nồi đun lần thứ hai khoảng 2 giờ rồi vớt ra, lấy dây buộc thành từng bó to như bắp tay đem ra ngoài mương nước ngâm 1 ngày, rồi vớt lên vò rũ hết phần nhựa còn dính lại đem về nhà dùng cây đòn, chày đập cho nát nhừ, cho xuống bể đã đổ sẵn nước.
 
Doc dao nghe lam giay ban cua nguoi Nung An hinh anh 1
Vò rũ hết phần nhựa của vỏ cây rồi sàng lấy lớp xơ để làm giấy.
 
Tiếp đó dùng một thanh gỗ khuấy đều khi chỉ còn sót lại lớp xơ vỏ cây thì vớt lên, một lớp giấy còn ướt hiện hình trên khung. Đem giấy bản còn ướt lên sàn nhà, hai tay nhẹ nhàng gỡ từng tờ giấy bản dán lên bức vách gỗ trước cửa nhà chuyển sang công đoạn làm khô giấy.

 

Doc dao nghe lam giay ban cua nguoi Nung An hinh anh 2
Lớp giấy còn ướt hiện hình trên khung.
 
Nghề làm giấy bản khá vất vả bởi trải qua nhiều công đoạn. Gặp thời tiết thuận lợi thì đỡ tốn công, tốn thời gian hơn. Mỗi bể giấy bản sử dụng 2 kg vỏ mạy sla làm được 40 - 50 tệp giấy bản thành phẩm. Với giá bán 10 nghìn đồng/tệp, mỗi mẻ người dân thu được 450 - 500 nghìn đồng. Việc làm giấy bản không gây ô nhiễm môi trường, bởi sau khi chặt cây mạy sla, tước lấy vỏ, tận thu thân cây làm chất đốt, lá cây dùng để chăn nuôi trâu, bò. Làm giấy bản không mất nhiều vốn đầu tư.

Doc dao nghe lam giay ban cua nguoi Nung An hinh anh 3
Giấy được đem phơi khô bằng cách dán lên ván gỗ trước nhà.
 
Doc dao nghe lam giay ban cua nguoi Nung An hinh anh 4
Sau khi khô, giấy được xếp thành từng tệp để bán ra thị trường.
Ông Nông Văn Đài, Chủ tịch UBND xã Quốc Dân cho biết: Sở dĩ nghề làm giấy bản của xóm được duy trì và phát triển là nhờ thị trường tiêu thụ rộng lớn, được người tiêu dùng ưa chuộng... Nghề làm giấy bản đang được người Nùng An bảo tồn và phát huy đem lại thu nhập ổn định. Nhiều hộ gia đình nhờ làm nghề giấy bản đã mua sắm được nhiều trang thiết bị, máy móc, công cụ sản xuất phục vụ đời sống, xóa được nghèo.
Theo baocaobang.vn
 

Tin liên quan

Độc đáo nghề làm giấy dó của đồng bào dân tộc Cao Lan

Đối với người Cao Lan, giấy dó đóng vai trò quan trọng trong đời sống của họ. Giấy dó không chỉ để ghi lại các văn tự cổ của các dòng họ, các bài hát, bài cúng, mà còn là “vật” để “giao tiếp” giữa tổ tiên với con cháu của đồng bào Cao Lan. Vì thế, nghề làm giấy dó cũng gắn bó với đồng bào và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác để gìn giữ và phát triển.


Kỹ thuật làm giấy dó của người Mông, người Dao

Người Mông và người Dao là hai tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Mông - Dao ở Việt Nam. Vì chung nhóm ngôn ngữ nên một số phong tục tập quán có sự tương đồng. Ðiển hình như kỹ thuật làm giấy dó, chỉ khác nhau về nguyên liệu chế biến.


Nghề làm giấy của người Mông ở Sơn La

Ở Sơn La, dân tộc Mông chiếm khoảng 13%, đứng sau người Thái và người Kinh. Họ có 3 nhóm: Mông hoa, Mông đen và Mông trắng. Trong nền kinh tế cổ truyền, người Mông có một số nghề thủ công truyền thống đặc sắc, phục vụ đắc lực cho cuộc sống hàng ngày của đồng bào, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc vẫn được bảo lưu cho tới ngày nay như: Nghề dệt vải lanh, in hoa văn bằng sáp ong, nghề rèn, làm đồ mộc... và một nghề mà sản phẩm của nó không thể thiếu được trong cuộc sống tâm linh của đồng bào, đó là nghề làm giấy thủ công.



Đề xuất