Độc đáo đội chiêng nữ ở Buôn Trấp

Độc đáo đội chiêng nữ ở Buôn Trấp
Trống có vai trò giữ nhịp cho toàn bộ dàn chiêng
Trống có vai trò giữ nhịp cho toàn bộ dàn chiêng

Đội chiêng nữ buôn Trấp có bảy người, trong đó sáu người đánh chiêng và một người đánh trống dẫn nhịp. Trống có vai trò giữ nhịp cho toàn bộ dàn chiêng.

Các bà H’rui (65 tuổi, bên trái) và H’Hằng (73 tuổi, bên phải) truyền dạy cách chơi chiêng cho con cháu
Các bà H’rui (65 tuổi, bên trái) và H’Hằng (73 tuổi, bên phải) truyền dạy cách chơi chiêng cho con cháu

Khi tiếng trống dạo đầu vang lên thì hai chiêng mẹ bắt nhịp theo, rồi đến hai chiêng con, cuối cùng là hai chiêng bố, sau đó lại quay vòng về chiêng mẹ. Khi diễn tấu cồng chiêng, các nghệ nhân thường di chuyển vòng tròn từ phải qua trái, hàm ý ngược chiều thời gian trở về cội nguồn.

Đội chiêng nữ ở buôn Trấp mang đến cho người nghe âm điệu trầm hùng của vùng đất Tây Nguyên
Đội chiêng nữ ở buôn Trấp mang đến cho người nghe âm điệu trầm hùng của vùng đất Tây Nguyên

Tùy theo âm điệu bài chiêng, người đánh trống sẽ đánh nhịp nhanh, chậm và cao, thấp khác nhau, rồi đội chiêng tuần tự bắt nhịp theo, mang đến cho người nghe âm điệu trầm hùng của vùng đất Tây Nguyên huyền thoại. Đội chiêng nữ Êđê buôn Trấp là đội chiêng nữ duy nhất ở Tây Nguyên được đi biểu diễn tại Festival Italy vào năm 2008.
Tiếng chiêng đã trở thành "máu thịt" của đồng bào êđê ở buôn Trấp
Tiếng chiêng đã trở thành "máu thịt" của đồng bào êđê ở buôn Trấp

Có thể bạn quan tâm