Độc đáo bộ nam phục người Ơ Đu

Là dân tộc duy nhất có ở Tương Dương (Nghệ An), dân tộc Ơ Đu cũng có truyền thống tự dệt vải và may trang phục cho dân tộc mình. Bộ trang phục nam giới của dân tộc cũng có nhiều nét độc đáo riêng so với các dân tộc khác.

 

Doc dao bo nam phuc nguoi O Du hinh anh 1
Cũng giống như nữ giới, nam giới đồng bào dân tộc này cũng có bộ trang phục riêng và không kém phầm độc đáo. Với bộ trang phục người phụ nữ màu chủ đạo là màu đen, thì nam phục người Ơ Đu là màu đỏ nhạt, màu chàm. Ảnh: Đình Tuân
 
Doc dao bo nam phuc nguoi O Du hinh anh 2
Bộ nam phục Ơ Đu được làm từ sợi tơ tằm gồm có quần và áo. Trong khi áo thường được may thêm 2 cái túi ở phía dưới thân áo. Còn quần không có khuy, cúc và dây chun mà dùng bằng sợi dây để cố định lại khi mặc. Ảnh Đình Tuân
 
Doc dao bo nam phuc nguoi O Du hinh anh 3
Trước kia do chưa có cúc nên 2 thân áo được may những sợi dây để buộc lại với nhau. Ảnh: Đình Tuân
 
Doc dao bo nam phuc nguoi O Du hinh anh 4
Cổ áo thường là cổ tròng. Ảnh: Đình Tuân
 
Doc dao bo nam phuc nguoi O Du hinh anh 5
Hiện nay, trang phục truyền thống ít được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống thường ngày. Thế nhưng trong sự phát triển của thời trang hiện đại, không chỉ có trang phục mà nhiều nét văn hóa độc đáo của người dân tộc Ơ Đu cũng đã mai một khá nhiều. Ảnh: Đình Tuân
 
Doc dao bo nam phuc nguoi O Du hinh anh 6
Là 1 trong 5 dân tộc ít người nhất và cũng là dân tộc duy nhất có ở Tương Dương (Nghệ An), nên trong thời gian qua nhận được nhiều sự quan tâm đầu tư phục dựng kinh phí để bảo tồn, gìn giữ lại những nét văn hóa độc đáo của dân tộc Ơ Đu. Hy vọng với sự vào cuộc của cả cộng đồng sẽ giúp bản sắc văn hóa dân tộc Ơ Đu luôn trường tồn và phát triển. Ảnh: Đình Tuân

Theo baonghean.vn

Tin liên quan

Tinh tế trang phục truyền thống của người La Chí

Người La Chí ở Việt Nam hiện có trên 13.000 người, cư trú tại 38/63 tỉnh, thành phố, nhưng tập trung tại tỉnh Hà Giang (trên 12.000 người, chiếm 91,7% tổng số người La Chí tại Việt Nam). Riêng ở Tuyên Quang, người La Chí có khoảng 100 người, sống phân tán ở các huyện Chiêm Hóa, Hàm Yên, Sơn Dương.


Trang phục nền nã của cô gái Thái đen miền ban trắng

Người Thái đen cư trú chủ yếu ở tỉnh Sơn La, dãy Hoàng Liên Sơn và các huyện Điện Biên, Tuần Giáo tỉnh Lai Châu. Ngoài ra, họ còn sinh sống ở các tỉnh miền Trung như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh... Bộ trang phục phụ nữ Thái đen mang sắc thái riêng.


Trang phục độc đáo của người Xạ Phang

Người Xạ Phang - một nhóm nhỏ của dân tộc Hoa, có dân số hơn 2.000 người, sinh sống chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa tại các huyện Mường Chà, Nậm Pồ, Mường Nhé, Tủa Chùa (Điện Biên). Người Xạ Phang hiện còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa, trong đó phải kể đến nét độc đáo của trang phục truyền thống.


Duyên dáng trang phục dân tộc Dao Khâu

Từ lâu đời, người Dao Khâu đã biết trồng cây bông, kéo sợi, làm nguyên liệu để thêu, dệt tạo ra những sản phẩm thổ cẩm riêng biệt mang đậm bản sắc tộc người.


Đặc sắc trang phục của người Dao Đỏ ở Tuyên Quang

Trong sinh hoạt và lao động sản xuất, đồng bào Dao Đỏ ở Tuyên Quang đã gìn giữ, sáng tạo và phát triển các giá trị văn hóa riêng biệt, trong đó có trang phục truyền thống. Nhằm tôn vinh, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người Dao Đỏ, Bộ Văn hóa -Thể thao và Du lịch đã chứng nhận “Nghệ thuật trang trí trên trang phục truyền thống của người Dao Đỏ các huyện Sơn Dương, Chiêm Hóa, Hàm Yên, Na Hang, Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang” là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.


Ấn tượng trang sức bạc trên trang phục truyền thống của phụ nữ Dao đỏ

Người Dao đỏ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông sống tập trung ở các xã: Đắk R’la, Đắk N’Drót, Long Sơn (Đắk Mil); Nâm N’Đir (Krông Nô); Đắk Wil (Cư Jút)… Trong đời sống, sinh hoạt hằng ngày, người Dao đỏ rất quý trọng, giữ gìn và phát huy vẻ đẹp trang phục truyền thống của dân tộc mình.


Độc đáo trang phục cưới của người Mông Yên Bái

Cũng như các dân tộc khác, lễ cưới là ngày đại hỷ của người Mông nên cô dâu, chú rể và mọi người tham dự đều chọn cho mình bộ trang phục mới nhất, đẹp nhất để mặc. Đặc biệt, trang phục của cô dâu làm khá công phu với nhiều hoa văn độc đáo và nổi bật trong lễ cưới.


Trang phục truyền thống của người Lô Lô

Người Lô Lô ở Cao Bằng rất tự hào bởi nét đẹp trong trang phục truyền thống của dân tộc với sự kết hợp tinh tế về màu sắc, kỹ thuật ghép vải đỉnh cao và hoa văn trang trí hài hòa.


Trang phục truyền thống của người Hà Nhì Hoa ở Lai Châu

Hà Nhì là một trong sáu tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến, cư trú tập trung ở các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai và Yên Bái. Theo tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009, dân tộc Hà Nhì có 21.725 người. Đặc điểm của người Hà Nhì là sống tương đối tập trung và thường ở thành từng khu vực riêng, ít xen kẽ với các dân tộc khác.


Vẻ đẹp trang phục dân tộc Cor

Cũng giống như nhiều dân tộc khác ở Tây Nguyên, trang phục của đồng bào Cor (Quảng Ngãi) không chỉ mang vẻ đẹp độc đáo, mà còn thể hiện nét văn hoá, bản sắc riêng của toàn thể cộng đồng.


Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống trang phục của đồng bào Mông

Nhằm góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong trang phục của đồng bào Mông, góp phần tạo ra sản phẩm du lịch đặc trưng của bản du lịch Sin Suối Hồ, từ ngày 21/11 - 5/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lai Châu tổ chức lớp truyền dạy vẽ hoa văn trên vải bằng sáp ong tại bản Sin Suối Hồ, xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ (Lai Châu). Lớp học nhận được sự ủng hộ của đông đảo đồng bào Mông trên địa bàn.


Trang phục truyền thống của người Xê-đăng ở Trà My

Người Xê-đăng ở chân núi Ngọc Linh thuộc huyện Nam Trà My (Quảng Nam) cho đến nay vẫn giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Từ các sản phẩm thổ cẩm, họ đã tạo nên những bộ trang phục đặc sắc, mang vẻ đẹp đặc trưng của dân tộc mình.


Độc đáo trang phục truyền thống đồng bào Xạ Phang

Xạ Phang là một nhóm thuộc dân tộc Hoa, sinh sống chủ yếu ở vùng sâu vùng xa, cuộc sống còn nhiều khó khăn. Tại tỉnh Điện Biên, người Xạ Phang sống tập trung ở 10 bản thuộc 6 xã của các huyện Mường Chà, Nậm Pồ, Mường Nhé, Tủa Chùa với dân số hơn 2.000 người. Người Xạ Phang vẫn còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa của dân tộc mình, trong đó phải kể đến nét độc đáo của trang phục, giày thêu truyền thống thể hiện trong từng họa tiết, hoa văn được làm cẩn thận, tỉ mỉ.


Giữ gìn trang phục truyền thống của người Dao đỏ Bắc Kạn

Bộ trang phục của người Dao đỏ chủ yếu phụ nữ sử dụng và có màu sặc sỡ, cầu kỳ, tinh tế không thể lẫn với các dân tộc khác. Tuy nhiên hiện nay người Dao đỏ không mặc trang phục truyền thống thường xuyên mà chỉ sử dụng vào các dịp lễ, tết. Việc bảo tồn bộ trang phục của người Dao đỏ đang được các cấp ngành của tỉnh Bắc Kạn chú trọng.


Chiếc khố - trang phục truyền thống của người M’nông

Khố là một trong những trang phục cổ xưa của nam giới các dân tộc Tây Nguyên nói chung và nam giới người M’nông nói riêng. Là một tấm vải dài, khổ hẹp dùng để che chắn, bao bọc và bảo hộ bộ phận dưới của người đàn ông, quấn quanh thắt lưng, thả hai mành buông dài trước và sau.


Độc đáo trang phục truyền thống của người Si La ở Lai Châu

Trang phục truyền thống là một thành tố quan trọng làm nên bản sắc của người Si La, tỉnh Lai Châu. Quá trình sinh sống gắn bó lâu dài với tự nhiên, người Si La đã tạo ra bộ trang phục truyền thống gần gũi với thiên nhiên, thể hiện đậm nét văn hóa, tín ngưỡng của dân tộc mình.


Trang phục thầy cúng của người Sán Chay

Trang phục thầy cúng là bộ trang phục đặc biệt, mang nhiều yếu tố tâm linh của tộc người Sán Chay, với những đường nét thêu trang trí, thể hiện quan điểm thẩm mỹ, bộ trang phục cũng thể hiện những ước mơ khát vọng của họ về một tương lai tươi sáng hơn.


Trang phục của người Lô Lô đen

Như các dân tộc khác, người Lô Lô đen có trang phục riêng. Họ luôn có ý thức, tự tôn dân tộc, tính cộng đồng và tinh thần đoàn kết cao, thể hiện rõ nét trong việc gìn giữ trang phục của dân tộc mình.


Trang phục dân tộc Cơ Lao

Dân tộc Cơ Lao ở Hà Giang có 3 nhóm là: Cơ Lao trắng, Cơ Lao xanh, Cơ Lao đỏ, nhưng trang phục của 3 nhóm Cơ Lao đều giống nhau gồm: khăn, áo, quần (nay là váy), thắt lưng, yếm che váy, xà cạp.


Độc đáo trang phục truyền thống của dân tộc Thổ

Do tình trạng du canh du cư kéo dài nên nghề dệt truyền thống của người Thổ không phát triển, họ không tự dệt may trang phục của mình, kỹ thuật nhuộm vải hầu như không có, dẫn đến tình trạng may mặc của đồng bào Thổ mang tính chất lệ thuộc và thiếu sự đồng nhất, không có bản sắc riêng.


Trang phục dân tộc Mạ

Phụ nữ Mạ từ lâu đã nổi tiếng về nghệ dệt vải truyền thống với những hoa văn tinh vi hình hoa lá, chim thú với nhiều màu sắc khác nhau. Y phục truyền thống của người Mạ mang những sắc thái chung về loại hình của các dân tộc Tây Nguyên.


Độc đáo sắc chàm trên trang phục người Nùng

Không sặc sỡ nhiều màu sắc, trang phục người Nùng chỉ duy nhất một sắc chàm với những đường nét đơn giản mà rất hài hòa. Dù ở bất cứ nơi đâu, nét đẹp văn hóa trong trang phục của người Nùng vẫn được họ gìn giữ và phát huy.


Trang phục dân tộc Pu Péo

Không mầu mè như một số dân tộc khác, trang phục dân tộc của người Pu Péo rất đơn giản và bình dị, mầu sắc trang phục gắn liền với thiên nhiên cây cỏ.


Nét độc đáo trong trang phục người Dao đỏ

Tuyên Quang có 9 ngành Dao, mỗi ngành mang bản sắc văn hóa riêng, đặc biệt là trang phục. Với sự tinh tế trong cách ăn mặc, phụ nữ người Dao đỏ tạo ra những nét riêng trong cách bài trí trang phục, không thể lẫn với bất cứ dân tộc nào.


Giản dị nam phục người Mông

Nam phục của người Mông còn giữ lại nhiều nét chung nhất giữa các nhóm Mông. Bộ nam phục Mông được may bằng vải nhuộm chàm của người hay đen của người Thái, Tày hay vải lanh, vải láng đen mua ở chợ.



Đề xuất