Dịch COVID-19: Ngày 3/9, ghi nhận 14.922 ca nhiễm mới, riêng Thành phố Hồ Chí Minh gần 8.500 ca nhiễm

Dịch COVID-19: Ngày 3/9, ghi nhận 14.922 ca nhiễm mới, riêng Thành phố Hồ Chí Minh gần 8.500 ca nhiễm

Bộ Y tế cho biết, từ 17 giờ ngày 2/9 đến 17 giờ ngày 3/9, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 14.922 ca nhiễm mới, trong đó 28 ca nhập cảnh và 14.894 ca trong nước.

Dịch COVID-19: Ngày 3/9, ghi nhận 14.922 ca nhiễm mới, riêng Thành phố Hồ Chí Minh gần 8.500 ca nhiễm ảnh 1TP Hồ Chí Minh đẩy nhanh tiêm vaccine cho đối tượng yếu thế. Ảnh: Thanh Vũ - TTXVN

Thành phố Hồ Chí Minh có số ca nhiễm cao kỷ lục (8.499 ca), Bình Dương (3.676 ca), Đồng Nai (986 ca), Long An (564 ca), Tây Ninh (267 ca), Tiền Giang (154 ca), Kiên Giang (104 ca), Đồng Tháp (82 ca), Đà Nẵng (81 ca), Bình Thuận (75 ca), An Giang (62 ca), Khánh Hòa (61 ca), Hà Nội (58 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (39 ca), Nghệ An (37 ca), Quảng Ngãi (24 ca), Phú Yên (19 ca), Bình Định (17 ca), Thanh Hóa (15 ca), Cần Thơ, Gia Lai (mỗi địa phương 10 ca), Đắk Nông (9 ca), Bình Phước, Vĩnh Long (mỗi địa phương 8 ca), Trà Vinh, Hà Tĩnh, Bến Tre (mỗi địa phương 5 ca), Cà Mau (4 ca), Quảng Nam (3 ca), Nam Định, Bạc Liêu (mỗi địa phương 2 ca), Bắc Ninh, Hậu Giang, Bắc Giang (mỗi địa phương 1 ca); trong đó có 9.275 ca trong cộng đồng.

Như vậy, so với ngày 2/9, số ca nhiễm ghi nhận trong nước tăng 1.708 ca. Tại Thành phố Hồ Chí Minh tăng 2.536 ca, Bình Dương giảm 828 ca, Đồng Nai tăng 183 ca, Long An giảm 19 ca, Tây Ninh tăng 205 ca.

Tính từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 501.649 ca nhiễm, đứng thứ 53/222 quốc gia và vùng lãnh thổ; ở tỷ lệ ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 161/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 5.103 ca nhiễm).

Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 497.391 ca, trong đó có  267.894 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 10/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Quảng Ninh, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hoà Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc.

Năm tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Thái Bình, Hải Phòng, Phú Thọ, Kon Tum, Hà Nam.

Năm tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là Thành phố Hồ Chí Minh (241.084 ca), Bình Dương (126.408 ca), Đồng Nai (26.314 ca), Long An (23.785 ca), Tiền Giang (10.290 ca).

 Ngày 3/9, số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh là 11.344 ca, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 270.668 ca.

Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.491 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 4.122 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.295 ca; Thở máy không xâm lấn: 179 ca; Thở máy xâm lấn: 867 ca; ECMO: 28 ca.

Trong ngày 3/9, ghi nhận 308 ca tử vong, trong đó tại Thành phố Hồ Chí Minh (250 ca), Bình Dương (44 ca), Đồng Tháp (5 ca), Hà Nội, Đắk Lắk, Tiền Giang (mỗi địa phương 2 ca), Bến Tre, Bình Thuận, Khánh Hòa (mỗi địa phương 1 ca).

Tính đến nay, tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam là 12.446 ca, chiếm 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).

 Trong 24 giờ qua, cả nước đã thực hiện 715.672 xét nghiệm cho 1.223.119 lượt người; từ ngày 27/4/2021 đến nay đã xét nghiệm 16.063.195 mẫu cho 37.033.557 lượt người.

Trong ngày 2/9 có 283.221 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 20.831.478 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 17.872.356 liều, tiêm mũi 2 là 2.959.122 liều.

Bộ Y tế kêu gọi người dân thực hiện Thông điệp 5T - “Pháo đài” chống dịch trong tăng cường giãn cách xã hội.

1. Tuân thủ nghiêm 5K

Thực hiện nghiêm giãn cách, “ai ở đâu ở đó”. Cách ly người với người, nhà với nhà, xã với xã. Thực hiện nghiêm 5K khi phải ra khỏi nhà.

2. Thực phẩm đủ tại nhà

Cung cấp đủ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, để người dân an tâm ở nhà; đảm bảo an sinh xã hội tại nhà, đặc biệt quan tâm tới gia đình có người nhiễm, người có hoàn cảnh khó khăn, nhóm dễ bị tổn thương...

3. Thầy, thuốc đến tận gia

Bảo đảm mọi người dân được chăm sóc y tế. Tổ chức trạm y tế lưu động tại các xã/phường để người dân được tiếp cận dịch vụ y tế; tổ chức quản lý, chăm sóc người nhiễm tại các địa phương áp dụng cách ly, điều trị F0 tại nhà. Cung cấp túi thuốc cho người bệnh. Sơ cấp cứu ban đầu và phát thuốc điều trị bệnh mãn tính cho nhân dân.

4. Test COVID tất cả

Thực hiện xét nghiệm toàn bộ người dân, đặc biệt là tại các địa bàn có nguy cơ rất cao, hoặc nguy cơ cao (vùng đỏ, vùng cam) để sàng lọc, phát hiện sớm người nhiễm, hạn chế lây lan ra cộng đồng và tổ chức chăm sóc người nhiễm phù hợp. Hướng dẫn người dân tự xét nghiệm dưới sự giám sát của nhân viên y tế hoặc đội ngũ tình nguyện.

5. Tiêm chủng tại phường/xã

Tiêm vaccine phòng COVID-19 ngay ở xã, phường, tại trạm y tế hoặc điểm tiêm lưu động, bố trí nhiều điểm tiêm để người dân trong các nhóm đối tượng tiêm chủng được tiêm vaccine phòng COVID-19 sớm nhất, gần nhà nhất có thể.


PV

TTXVN

Có thể bạn quan tâm