Dịch COVID-19: Ngày 16/12, số F0 giảm 255 người so với ca mắc của ngày trước đó

Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người cao tuổi, người có bệnh lý nền tại các quận, huyện trên địa bàn. Ảnh: Trần Lê Lâm - TTXVN
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người cao tuổi, người có bệnh lý nền tại các quận, huyện trên địa bàn. Ảnh: Trần Lê Lâm - TTXVN

Thông tin từ Bộ Y tế cho biết: Tính từ 16 giờ ngày 15/12 đến 16 giờ ngày 16/12, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 15.270 ca mắc mới, trong đó 3 trường hợp nhập cảnh và 15.267 bệnh nhân được ghi nhận trong nước (giảm 255 ca so với số ca mắc của ngày trước đó) tại 60 tỉnh, thành phố (có 9.888 ca trong cộng đồng).

Cụ thể, Cà Mau (1.339 ca), Thành phố Hồ Chí Minh (1.175 ca), Tây Ninh (932 ca), Bình Phước (880 ca), Đồng Tháp (795 ca), Bến Tre (760 ca), Cần Thơ (728 ca), Khánh Hòa (598 ca), Vĩnh Long (597 ca), Bạc Liêu (516 ca), Đồng Nai (479 ca), Hà Nội (423 ca), Trà Vinh (421 ca), An Giang (387 ca), Bình Định (338 ca), Sóc Trăng (334 ca), Tiền Giang (330 ca), Hải Phòng (330 ca), Hậu Giang (313 ca), Bình Dương (275 ca), Kiên Giang (267 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (260 ca), Thừa Thiên - Huế (253 ca), Bắc Ninh (252 ca), Đà Nẵng (212 ca), Lâm Đồng (181 ca), Quảng Ngãi (179 ca), Thanh Hóa (157 ca), Đắk Lắk (152 ca), Bình Thuận (150 ca) , Gia Lai (128 ca), Quảng Ninh (117 ca), Quảng Nam (106 ca), Lạng Sơn (95 ca), Nghệ An (83 ca), Phú Yên (75 ca), Hà Giang (69 ca), Long An (65 ca), Thái Bình (52 ca), Ninh Thuận (49 ca), Quảng Bình (49 ca), Hưng Yên (46 ca), Thái Nguyên (39 ca), Hòa Bình (34 ca), Quảng Trị (31 ca), Nam Định (29 ca), Tuyên Quang (25 ca), Sơn La (25 ca), Đắk Nông (24 ca), Phú Thọ (24 ca), Vĩnh Phúc (21 ca), Hà Nam (19 ca), Bắc Giang (19 ca), Hà Tĩnh (10 ca), Lào Cai (7 ca), Yên Bái (4 ca), Kon Tum (4 ca), Điện Biên (2 ca), Bắc Kạn (2 ca) và Lai Châu (1 ca).

Ngày 16/12/2021, Sở Y tế tỉnh Tây Ninh đăng ký bổ sung 18.792 ca mắc vào Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin.

Các địa phương ghi nhận số ca mắc giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hà Nội (giảm 601 ca), Bến Tre (giảm 275 ca), Sóc Trăng (giảm 245 ca).

Các địa phương ghi nhận số ca mắc tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bình Phước (tăng 564 ca), Cà Mau (tăng 267 ca), Hải Phòng (tăng 214 ca).

Trung bình có 15.269 ca mắc mới trong nước trong 7 ngày qua.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.493.237 ca mắc, đứng thứ 32/223 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong khi về tỷ lệ ca mắc trên 1 triệu dân thì nước ta đứng thứ 148 (bình quân cứ 1 triệu người có 15.143 ca mắc).

Riêng trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4 đến nay) có 1.487.788 ca mắc, trong đó có 1.061.644 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 2 tỉnh không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua là Bắc Kạn, Lai Châu.

Các địa phương ghi nhận số mắc tích lũy cao trong đợt dịch này là Thành phố Hồ Chí Minh (491.610 ca), Bình Dương (288.554 ca), Đồng Nai (93.854 ca), Tây Ninh (61.192 ca) và Long An (39.466 ca).

Theo số liệu của các Sở Y tế các tỉnh, thành phố báo cáo hằng ngày lên Hệ thống quản lý COVID-19 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế (cdc. kcb. vn), trong ngày 16/12 có 1.033 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh; nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên con số 1.064.461.

Có 7.852 bệnh nhân nặng đang được điều trị, trong đó, 5.402 ca thở oxy qua mặt nạ; 1.271 ca thở oxy dòng cao HFNC; 193 ca thở máy không xâm lấn; 967 ca thở máy xâm lấn và có 19 ca chạy ECMO (hệ thống oxy hóa qua màng ngoài cơ thể).

Từ 17 giờ 30 phút ngày 15/12 đến 17 giờ 30 phút ngày 16/12, nước ta ghi nhận 241 ca tử vong. Tại Thành phố Hồ Chí Minh là 65 ca, trong đó 7 ca được chuyển đến từ Long An (3 ca), Tiền Giang (2 ca), Đồng Nai (1 ca), Tây Ninh (1 ca).

Số ca tử vong còn lại là tại các tỉnh, thành phố: Đồng Nai (26 ca), An Giang (20 ca), Tây Ninh (19 ca), Tiền Giang (15 ca), Bình Dương (14 ca), Cần Thơ (12 ca), Đồng Tháp (10 ca), Kiên Giang (10 ca), Sóc Trăng (9 ca), Bình Thuận (7 ca), Vĩnh Long (6 ca), Long An (5 ca), Trà Vinh (4 ca), Bạc Liêu (4 ca), Bình Định (3 ca), Bình Phước (3 ca), Cà Mau (3 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (2 ca), Hà Nội (2 ca), Quảng Ngãi (1 ca), Khánh Hòa (1 ca). Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 239 ca/ngày.

Tổng số người tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 28.857 ca, chiếm 2% tổng số ca mắc.

Về tổng số ca tử vong, Việt Nam xếp thứ 32/234 quốc gia, vùng lãnh thổ, còn về số ca tử vong tính trên 1 triệu dân thì nước ta xếp thứ 132. So với châu Á, về tổng số ca tử vong, nước ta xếp thứ 9/49 (xếp thứ 4 ASEAN), về số ca tử vong tính trên 1 triệu dân thì nước ta xếp thứ 27 (xếp thứ 6 ASEAN).

Trong 24 giờ qua, nước ta đã thực hiện 119.549 mẫu xét nghiệm cho 142.729 lượt người. Từ ngày 27/4 đến nay, nước ta đã thực hiện 28.355.550 mẫu cho 71.914.717 lượt người.

Trong ngày 15/12 có 501.084 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số vaccine đã được tiêm là 135.736.968 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 75.215.180 liều, tiêm mũi 2 là 59.423.563 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc lại và mũi 3 của vaccine Abdala) là 1.098.225 liều.

Dịch COVID-19: Ngày 16/12, số F0 giảm 255 người so với ca mắc của ngày trước đó ảnh 1Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người cao tuổi, người có bệnh lý nền tại các quận, huyện trên địa bàn. Ảnh: Trần Lê Lâm - TTXVN


Độ bao phủ vaccine phòng COVID-19 ở Việt Nam tăng mạnh

Theo Bộ Y tế, đến ngày 15/12, thế giới ghi nhận gần 272 triệu ca mắc COVID-19, hơn 5,3 triệu trường hợp tử vong. Biến chủng Omicron đã xuất hiện ở 4 châu lục và có ít nhất 77 quốc gia và vùng lãnh thổ đã xác nhận các trường hợp mắc COVID-19 do biến chủng Omicron. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá Omicron là chủng đáng quan ngại do làm tăng nguy cơ tái nhiễm, có thể né tránh miễn dịch, khả năng lây lan nhanh hơn 3,2 lần so với chủng Delta. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng cho thấy biến chủng Omicron làm giảm hiệu quả của vaccine phòng COVID-19 cũng như chưa có bằng chứng tăng tỷ lệ nặng và tử vong trong số bệnh nhân COVID-19.

Tại Việt Nam tình hình dịch cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên, số ca mắc trong cộng đồng và số ca tử vong tiếp tục có xu hướng gia tăng nhanh ở nhiều địa phương.

Đến ngày 14/12, Việt Nam đã tiếp nhận gần 169 triệu liều vaccine phòng COVID-19, trong đó mua từ ngân sách nhà nước là hơn 80 triệu liều, từ các nguồn viện trợ, tài trợ là hơn 88 triệu liều.

Đến hết ngày 14/12, cả nước đã tiêm được 135.202.794 liều, tỷ lệ sử dụng đạt 88% số vaccine phân bổ trong 103 đợt. Tỷ lệ tiêm chủng ở đối tượng từ 18 tuổi trở lên là 127.570.019 liều (1 liều vaccine là 96,8% và đủ 2 liều là 80,3% và 1.059.436 liều mũi 3); từ 12-17 tuổi là 7.632.755 liều (1 liều đạt 65,8% và đủ 2 liều là 17,8%). Có 77% dân số được tiêm 1 mũi vaccine; 60% được tiêm 2 mũi.

Từ đầu tháng 9/2021 đến tháng 12/2021, tốc độ tiêm chủng tại các địa phương tăng đáng kể (trung bình 1 ngày tiêm được từ 1-1,5 triệu liều và tốc độ tiêm của Việt Nam trong tháng 11/2021 đứng thứ 3 trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ).

Đến ngày 14/12, độ bao phủ vaccine ở nước ta đã tăng đáng kể (tỷ lệ bao phủ ít nhất 1 liều cho dân số từ 18 tuổi trở lên là 96,8%; tăng 3,9 lần so với đến hết tháng 8/2021. Tỷ lệ tiêm đủ 2 liều cho dân số từ 18 tuổi trở lên là 80,3%; tăng 21,1 lần so với đến hết tháng 8/2021.

Tỷ lệ bao phủ ít nhất 1 liều vaccine của Việt Nam tính theo dân số xếp thứ 4 trong khu vực (sau Singapore và Campuchia, Brunei). Mục tiêu của Tổ chức Y tế thế giới là 40% dân số của các quốc gia được tiêm đủ liều vaccine phòng COVID0-19 đến cuối năm 2021; 70% dân số của các quốc gia được tiêm đủ liều đến giữa năm 2022. Đến nay, Việt Nam đã đạt trên 60% dân số được tiêm đủ liều vaccine, vượt 20% so với mục tiêu của Tổ chức Y tế thế giới trong năm 2021.

Giải pháp phòng, chống dịch trong thời gian tới

Bộ Y tế đã phân công 16 bệnh viện trung ương hỗ trợ cho 11 tỉnh, thành phố về công tác điều trị (cử bác sĩ, điều dưỡng, kiểm soát nhiễm khuẩn và cán bộ quản lý có kinh nghiệm chống dịch để tiếp tục hỗ trợ các địa phương có số ca nặng và tử vong cao). Các đơn vị đánh giá tình hình, phối hợp với địa phương rà soát phương án thu dung điều trị, tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật trực tiếp kết hợp hỗ trợ từ xa, điều trị người bệnh đồng thời đề xuất các phương án phù hợp trong phân tầng điều trị, phân loại nguy cơ và quản lý F0 tại nhà.

Đến nay, Bộ Y tế cơ bản đã đảm bảo đủ nhu cầu đối với các thuốc phòng chống dịch, đặc biệt là với 46 thuốc quy định tại Quyết định số 2626/QĐ-BYT ngày 28/5/2021 của Bộ Y tế.

Để tiếp tục triển khai hiệu quả công tác phòng, chống dịch COVID-19, trong thời gian tới, Bộ Y tế và các địa phương tiếp tục thường xuyên rà soát cập nhật các cấp độ dịch bám sát với thực tế tình hình dịch, trong trường hợp cần thiết tăng cường một số biện pháp phòng chống dịch theo Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 4800/QĐ-BYT; dừng các hoạt động tập trung đông người không cần thiết; tăng cường các biện pháp giám sát, truy vết phát hiện nhanh các trường hợp tiếp xúc với ca bệnh, cách ly F1 tại nhà, nơi lưu trú; truyền thông nâng cao ý thức người dân thực hiện triệt để Thông điệp 5K, truyền thông thống nhất nhận thức thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh phải dựa trên nguyên tắc “5K + vaccine, thuốc + biện pháp điều trị phù hợp + công nghệ + đề cao ý thức người dân” và các biện pháp khác...

Các tỉnh, thành phố cần khẩn trương tổng rà soát đối tượng tiêm chủng trên địa bàn, khẩn trương đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng đảm bảo bao phủ đủ mũi cho các đối tượng từ 12 tuổi trở lên; khẩn trương rà soát đối tượng, lập kế hoạch, đẩy nhanh việc tiêm liều bổ sung và liều nhắc theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế; đề xuất nhu cầu vaccine và xây dựng kế hoạch tiêm chủng năm 2022-2023 đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương...

Các địa phương cần triển khai tốt việc quản lý, chăm sóc F0 tại nhà; huy động chính quyền cơ sở tham gia rà soát, phân loại nguy cơ người bệnh, tập trung vào các đối tượng nguy cơ cao; thực hiện “chiến dịch bảo vệ đối tượng nguy cơ” như khẩn trương tiêm vaccine cho các đối tượng chưa tiêm đủ 2 mũi, nhất là đối tượng người cao tuổi, người mắc bệnh nền. Các Sở Y tế cần tăng cường kiểm tra giám sát quản lý F0 tại cộng đồng; tăng cường đội y tế lưu động, huy động tổ dân phố, tình nguyện viên, khoảng 10.000 dân có một trạm y tế lưu động.

Các địa phương cần tiếp tục nhất quán thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về quan điểm “Y tế dự phòng là then chốt, y tế cơ sở là nền tảng” nhằm nâng cao năng lực giám sát của hệ thống y tế dự phòng, năng lực chăm sóc, cấp cứu, điều trị, dự phòng, quản lý người bệnh của tuyến y tế cơ sở để ứng phó với tình hình dịch bệnh COVID-19.

Dịch COVID-19: Ngày 16/12, số F0 giảm 255 người so với ca mắc của ngày trước đó ảnh 2

PV

TTXVN

Có thể bạn quan tâm