Để cà phê Tây Nguyên vươn xa

Người dân xã Ea Tu thu hái cà phê liên kết trồng với Hợp tác xã Ea Tu, thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk). Ảnh: Phạm Cường
Người dân xã Ea Tu thu hái cà phê liên kết trồng với Hợp tác xã Ea Tu, thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk). Ảnh: Phạm Cường
Nhờ nguồn tài nguyên đất đỏ bazan rộng lớn, khí hậu phù hợp, cà phê đã trở thành cây trồng chủ lực, mang lại giá trị kinh tế cao cho các tỉnh Tây Nguyên. Tuy nhiên, cà phê Tây Nguyên hiện đang phải đối mặt với nhiều thách thức trên chặng đường khẳng định thương hiệu.
Các tỉnh Tây Nguyên đang tăng cường đầu tư kỹ thuật, công nghệ vào chế biến cà phê. Ảnh: Phạm Cường
Các tỉnh Tây Nguyên đang tăng cường đầu tư kỹ thuật, công nghệ vào chế biến cà phê. Ảnh: Phạm Cường 
Triển vọng và thách thức

Theo Viện Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên, toàn vùng có khoảng 577.000 ha cà phê (chiếm hơn 90% diện tích cà phê của cả nước), trong đó Đắk Lắk là địa phương có diện tích trồng cà phê lớn nhất. Nhờ thực hiện tốt các biện pháp thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật (KH - KT) vào trồng và chăm sóc nên cây cà phê luôn cho năng suất khá cao, đạt từ 23,5 - 25 tạ cà phê nhân/ha, sản lượng đạt 1,4 triệu tấn/ năm, chiếm 94% sản lượng cả nước. Cà phê Tây Nguyên hiện được xuất khẩu tới trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, góp phần đưa Việt Nam trở thành nước sản xuất, xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 trên thế giới (sau Braxin), tạo việc làm cho hàng triệu lao động.
Để cà phê Tây Nguyên vươn xa ảnh 2Giống cà phê TR4 tái canh cho năng suất cao. Ảnh: Phạm Cường
Đặc biệt, cà phê Buôn Ma Thuột đang được bảo hộ tại 12 quốc gia và vùng lãnh thổ dưới dạng chỉ dẫn địa lý. Công tác quảng bá cũng được tổ chức thường xuyên tại các thị trường trong nước và quốc tế, nhất là tại lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột, sự kiện được tổ chức 2 năm một lần, đã nâng tầm giá trị thương hiệu của cà phê Tây Nguyên.
Người dân xã Ea Tu thu hái cà phê liên kết trồng với Hợp tác xã Ea Tu, thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk). Ảnh: Phạm Cường
Người dân xã Ea Tu thu hái cà phê liên kết trồng với Hợp tác xã Ea Tu, thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk). Ảnh: Phạm Cường 
Tuy nhiên, cà phê Tây Nguyên vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức: hàng chục ngàn ha cà phê đã già cỗi, nhiễm bệnh, năng suất thấp cần được tái canh; sự thiếu ổn định của giá bán, giá nhân công và các khoản đầu tư đầu vào liên tục tăng; cùng với đó là những ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu làm gia tăng dịch hại, giảm chất lượng. Đặc biệt, theo quy hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến năm 2020, diện tích cà phê Tây Nguyên là 447.000 ha, chiếm 89,4% diện tích cà phê cả nước. Tuy nhiên, diện tích cà phê hiện nay đã đạt 577.000 ha, vượt quy hoạch hàng trăm nghìn ha. Bên cạnh đó, việc phát triển thương hiệu cà phê chưa xứng tầm quốc gia; kỹ thuật sản xuất, chế biến cà phê chưa cao... đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị thương hiệu và giá bán của mặt hàng này.
Năng suất cà phê Tây Nguyên luôn đạt từ 23,5 - 25 tạ cà phê nhân/ha. Ảnh: Phạm Cường
Năng suất cà phê Tây Nguyên luôn đạt từ 23,5 - 25 tạ cà phê nhân/ha.
Ảnh: Phạm Cường 
Để cà phê Tây Nguyên vươn xa Để ngành cà phê phát triển bền vững, từng bước khẳng định thương hiệu, theo Tiến sĩ Trương Hồng, quyền Viện trưởng Viện Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên, trong thời gian tới, ngành cà phê cần phải đi vào chiều sâu, chú trọng nâng cao hiệu quả, giá trị gia tăng và thích ứng với biến đổi khí hậu. Để đạt được mục tiêu này, việc sản xuất cà phê ở Tây Nguyên cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp ứng dụng KH - KT từ chọn giống đến thu hoạch, sơ chế, đồng thời tăng cường quảng bá, mời gọi đầu tư chế biến sau thu hoạch nhằm mang lại một nền sản xuất cà phê đảm bảo năng suất ổn định, chất lượng cao và phát triển bền vững.
Toàn vùng Tây Nguyên hiện có 577.000 ha cà phê, sản lượng 1,4 triệu tấn/năm, chiếm 94% sản lượng cả nước. Ảnh: Phạm Cường
Toàn vùng Tây Nguyên hiện có 577.000 ha cà phê, sản lượng 1,4 triệu tấn/năm, chiếm 94% sản lượng cả nước. Ảnh: Phạm Cường 
Chăm sóc vườn cà phê tái canh. Ảnh: Phạm Cường
Chăm sóc vườn cà phê tái canh. Ảnh: Phạm Cường 
Cán bộ kỹ thuật Công ty cà phê 2/9 Đắk Lắk hướng dẫn người dân chăm sóc cây cà phê. Ảnh: Phạm Cường
Cán bộ kỹ thuật Công ty cà phê 2/9 Đắk Lắk hướng dẫn người dân chăm sóc cây cà phê. Ảnh: Phạm Cường
Để từng bước nâng cao giá trị của ngành cà phê cũng như duy trì tính bền vững trong sản xuất cà phê, các tỉnh Tây Nguyên đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ứng dụng KH - KT, công nghệ vào các công đoạn sản xuất, chế biến cà phê; các chương trình sản xuất cà phê có chứng nhận theo bộ quy tắc của Utz Certify, 4C, Rainforest Aliance, cà phê có chỉ dẫn địa lý, cà phê đặc sản. Tây Nguyên cũng được đầu tư nguồn vốn cho tái canh cây cà phê giai đoạn 2014 - 2020 là 12.000 - 15.000 tỷ đồng, bước đầu giúp nông dân, doanh nghiệp tiếp cận được vốn ưu đãi phục vụ tái canh.

Cắt cành khô, chăm sóc cây cà phê sau thu hoạch. Ảnh: Phạm Cường
Cắt cành khô, chăm sóc cây cà phê sau thu hoạch. Ảnh: Phạm Cường 

Ươm cây giống cà phê ở Viện Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên. Ảnh: Phạm Cường
Ươm cây giống cà phê ở Viện Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên. Ảnh: Phạm Cường 
Đến nay, các tỉnh Tây Nguyên đã trồng tái canh và ghép cải tạo được gần 109.000 ha, đạt 91%, phấn đấu đến năm 2020 đạt 120.000 ha. Bên cạnh đó, các tỉnh Tây Nguyên sử dụng các giống cà phê mới TR4, TR5, TR6, TR7, TR8, TR9, TR11, TR12 cho năng suất cao từ 4 tấn cà phê nhân trở lên trên 1 ha để tái canh.
Phát triển cà phê đặc sản, hướng đi mới nhằm nâng cao giá trị của cà phê. Ảnh: Phạm Cường
Phát triển cà phê đặc sản, hướng đi mới nhằm nâng cao giá trị của cà phê. Ảnh: Phạm Cường 
Các tỉnh Tây Nguyên cũng đang hướng tới mục tiêu xây dựng chuỗi liên kết vững chắc giữa “4 nhà”: nhà nông - nhà doanh nghiệp - nhà khoa học - nhà quản lý. Chuỗi liên kết sản xuất sẽ giúp quản lý sản xuất và chất lượng sản phẩm được tốt hơn; dễ dàng ứng dụng KH - KT vào sản xuất, là động lực tạo bước phát triển đột phá, đưa thương hiệu cà phê Tây Nguyên vươn xa trong thời gian tới.
Phạm Cường
(DTMN)

Có thể bạn quan tâm