Đẩy mạnh các hướng nghiên cứu mới trong hang động núi lửa Krông Nô, tỉnh Đắk Nông

Đẩy mạnh các hướng nghiên cứu mới trong hang động núi lửa Krông Nô, tỉnh Đắk Nông
Trình bày kết quả khai quật sơ bộ, bước đầu trong hang động núi lửa Krông Nô, tỉnh Đắk Nông. Ảnh: Thanh Tùng-TTXVN
Trình bày kết quả khai quật sơ bộ, bước đầu trong hang động núi lửa Krông Nô, tỉnh Đắk Nông. Ảnh: Thanh Tùng-TTXVN

Tại Hội nghị, Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Đình Công, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết: Các phát hiện khảo cổ có ý nghĩa khoa học lớn. Nghiên cứu của các nhà khoa học về phát hiện khảo cổ sẽ làm tăng hiểu biết lớn về lịch sử văn hóa, xã hội của khu vực và đất nước. Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đánh giá cao những phát hiện do các nhà khoa học của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam thực hiện cũng như các kết quả nghiên cứu đã đạt được. Hy vọng trong thời gian tới, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hướng nghiên cứu nhằm phát hiện những cái mới có giá trị khoa học cao.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Trung Minh, Giám đốc Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam: Phát hiện khảo cổ học là một chứng cứ khoa học có sức thuyết phục, giá trị để bổ sung một cách đầy đủ và chi tiết hơn trong quá trình nghiên cứu. Đợt khai quật khảo cổ năm 2018 tại hang động núi lửa Krông Nô bước đầu đã thu được nhiều kết quả quan trọng. Các di vật khảo cổ vừa được phát hiện rất nhiều và đa dạng gồm đồ đá, đồ gốm và xương răng động vật, trong đó có di cốt người tiền sử có niên đại cách ngày nay khoảng 7 ngàn năm.

Những di vật, hiện vật… được khai quật hang động núi lửa Krông Nô, tỉnh Đắk Nông. Ảnh: Thanh Tùng-TTXVN
 
Những di vật, hiện vật… được khai quật hang động núi lửa Krông Nô, tỉnh Đắk Nông. Ảnh: Thanh Tùng-TTXVN
 
Những di vật, hiện vật… được khai quật hang động núi lửa Krông Nô, tỉnh Đắk Nông. Ảnh: Thanh Tùng-TTXVN
 
Những di vật, hiện vật… được khai quật hang động núi lửa Krông Nô, tỉnh Đắk Nông. Ảnh: Thanh Tùng-TTXVN
Những di vật, hiện vật… được khai quật hang động núi lửa Krông Nô, tỉnh Đắk Nông. Ảnh: Thanh Tùng-TTXVN

Trong chương trình Tây Nguyên giai đoạn 2016 – 2020, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam đã thực hiện nhiều đề tài khoa học công nghệ cấp Nhà nước như: “Nghiên cứu giá trị di sản hang động, đề xuất xây dựng bảo tàng bảo tồn tại chỗ ở Tây Nguyên, lấy ví dụ hang động núi lửa ở Krông Nô, tỉnh Đắk Nông”, “Nghiên cứu sâu các di sản phân bố trong hang động núi lửa trên địa bản 5 tỉnh Tây Nguyên như khảo cổ, di tích lịch sử, đa dạng sinh học, di sản đá, khoáng vật khoáng sản, địa tầng, cổ sinh",….

Từ đầu 2017, trong khuôn khổ thực hiện nhiệm vụ Dự án “Xây dựng Bộ sưu tập mẫu vật Quốc gia về thiên nhiên Việt Nam” do Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam chủ trì, các nhà nghiên cứu đã phát hiện được nhiều di tích và di vật khảo cổ với mật độ khá dày trong các hang động núi lửa Krông Nô, tỉnh Đắk Nông.

Phiên bản di cốt người tiền sử (em bé 4 tuổi). Ảnh: Thanh Tùng-TTXVN
Phiên bản di cốt người tiền sử (em bé 4 tuổi). Ảnh: Thanh Tùng-TTXVN

Với đề tài "Nghiên cứu giá trị di sản hang động, đề xuất xây dựng bảo tàng bảo tồn tại chỗ ở Tây Nguyên; lấy ví dụ hang động núi lửa ở Krông Nô, tỉnh Đắk Nông", Tiến sĩ La Thế Phúc, Chủ nhiệm đề tài cho biết: Đề tài đã đặt ra mục tiêu hướng đến sự bảo vệ, bảo tồn quản lý và khai thác hợp lý di sản hang động để phục vụ sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội ở Tây Nguyên. Quá trình nghiên cứu cho thấy, cư dân tiền sử ở đây đã lựa chọn một số hang động núi lửa phục vụ cho những mục đích khác nhau. Hang C6.1 được người xưa cư trú lâu dài, tầng văn hóa dày 1,85 m đã phản ánh nhiều giai đoạn văn hóa khác nhau, đây là di tích khảo cổ có địa tầng dày nhất ở Tây Nguyên. Tại hang C6’, vết tích văn hóa còn lại đều là xương răng động vật hoang dã, do con người săn bắt được và vứt lại sau bữa ăn, đây có thể coi là nơi săn tạm thời của người tiền sử. Trong thời gian tới, các nhà khảo cổ cần nghiên cứu chi tiết để tái hiện môi trường sinh cảnh của người tiền sử trong hang động, phục vụ công tác bảo tồn và trưng bày tại chỗ để khai thác du lịch.

Ông Nguyễn Trung Minh, Giám đốc Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam nhấn mạnh: Việc phát hiện bước đầu trong hang động núi lửa Krông Nô có ý nghĩa rất quan trọng. Trong thời gian tới, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp với các chuyên gia, cơ quan, địa phương để tiếp tục nghiên cứu chi tiết, bổ sung loại hình cư trú mới của cư dân tiền sử ở vùng đất đỏ Tây Nguyên và hướng nghiên cứu mới về khảo cổ hang động núi lửa ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.
Lý Thanh Hương

Có thể bạn quan tâm