Dấu ấn phát triển đột phá sản phẩm OCOP của Yên Bái

Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) của Yên Bái đã từng bước tạo dựng ngày càng nhiều sản phẩm có thương hiệu mạnh, hình thành liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị bền vững. Qua đó, thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia, mở đường đưa những sản phẩm chất lượng cao của nông dân Yên Bái đến thị trường trong và ngoài nước.

Dau an phat trien dot pha san pham OCOP cua Yen Bai hinh anh 1Các sản phẩm OCOP của tỉnh Yên Bái được tự hào giới thiệu tại nhiều sự kiện trong và ngoài tỉnh. Ảnh: baoyenbai.com.vn

Năm 2019, năm đầu tiên triển khai Chương trình OCOP, bằng những biện pháp hỗ trợ cụ thể, tỉnh Yên Bái đã phát triển được 8 sản phẩm OCOP được công nhận 3 sao. Năm 2020, chỉ sau một năm học hỏi, rút kinh nghiệm, Chương trình OCOP ở Yên Bái có sự phát triển mạnh mẽ và bài bản, kết quả đã phát triển, chuẩn hóa được 86 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao và 4 sao.

Dau an phat trien dot pha san pham OCOP cua Yen Bai hinh anh 2Các sản phẩm nông sản OCOP của Yên Bái. Ảnh: Tiến Khánh - TTXVN

Các sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP của Yên Bái có bước tiến nhanh về chất lượng, đa dạng về mẫu mã, bao bì, đảm bảo điều kiện, quy định về tem, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm... Đặc biệt, các sản phẩm OCOP đều được thực hiện theo quy trình sản xuất sạch hơn, theo tiêu chuẩn hữu cơ và bảo vệ môi trường.

Đánh giá về quá trình phát triển sản phẩm OCOP của Yên Bái trong những năm vừa qua, ông Đinh Đăng Luận, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái cho biết, mặc dù dịch bệnh COVID-19 bùng phát, gây ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy những sản phẩm đạt chuẩn OCOP, có chỉ dẫn địa lý và bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tiếp tục được tiêu thụ dễ dàng, mang lại giá trị kinh tế cao. Điều đó, khiến sản phẩm OCOP của Yên Bái liên tục được nâng cao về chất lượng, sản lượng và có bước phát triển đột phá về số lượng sản phẩm.

Đến nay toàn tỉnh đã có 140 sản phẩm được đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP; trong đó, có 20 sản phẩm đạt 4 sao, 120 sản phẩm đạt 3 sao. Chỉ tính năm 2021, Yên Bái đã xây dựng và phát triển được 59 sản phẩm OCOP; trong đó, có 47 sản phẩm đạt hạng 3 sao và 12 sản phẩm đạt 4 sao, đạt 168,6% chỉ tiêu giao.

Dau an phat trien dot pha san pham OCOP cua Yen Bai hinh anh 3Nông sản OCOP của Yên Bái đều được sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ, thân thiện với môi trường. Ảnh: Tiến Khánh - TTXVN

Ông Giàng A Câu, Chủ tịch Hội nông dân tỉnh Yên Bái cho biết, nhờ những chính sách hỗ trợ thiết thực, kịp thời gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh trong 3 năm qua, các doanh nghiệp và hợp tác xã trên địa bàn tỉnh đã tích cực phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương. Qua đó, tạo thành chuỗi giá trị, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập gắn với bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của nông thôn.

Thương hiệu nhiều sản phẩm nông sản OCOP của Yên Bái đã được khảng định, nổi tiếng thị trường trong nước và quốc tế, một số sản phẩm nông sản OCOP mang tầm thương hiệu quốc gia, như: chè Shan tuyết Suối Giàng; gạo Séng cù Mường Lò; chè Bát tiên Trấn Yên; bưởi Đại Minh; quế Trấn Yên; miến đao Quy Mông; Đại Lão Vương trà - Diệp trà Suối Giàng; măng tre Bát độ Trấn Yên...

Bên cạnh đó, những sản phẩm OCOP của Yên Bái đang là những sản phẩm chủ lực của ngành nông nghiệp tỉnh, góp phần quan trọng giải quyết việc làm nông thôn, phát triển kinh tế các địa phương, nâng cao mức sống cho người nông dân. Đặc biệt, tạo diện mạo mới, động lực mới trong xây dựng nông thôn mới, quyết định sự phát triển khu vực nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại và bền vững.

Dau an phat trien dot pha san pham OCOP cua Yen Bai hinh anh 4Nhiều sản phẩm nông sản OCOP của Yên Bái đã trở thành mặt hàng quen thuộc với người tiêu dùng trong các siêu thị lớn trên toàn quốc. Ảnh: Tiến Khánh - TTXVN

Để Chương trình OCOP tiếp tục phát triển theo chiều sâu trong thời gian tới, bên cạnh việc tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về Chương trình OCOP; tiếp tục tổ chức rà soát, xác định các sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc từ đặc sản của địa phương, đặc sản vùng, miền trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh.

Theo ông Trần Huy Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cho biết, tỉnh Yên Bái đang chỉ đạo các ngành, địa phương đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có trình độ chuyên sâu để làm nòng cốt quản lý và xây dựng Chương trình OCOP tại địa phương; tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại để quảng bá sản phẩm thông qua các hội chợ, triển lãm; hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng kịp thời sự phát triển của sản phẩm OCOP tại các địa phương.

Tiến Khánh

Tin liên quan

Nâng tầm thương hiệu sản phẩm quế Yên Bái

Cây quế đang là một trong 10 cây trồng chủ lực của tỉnh Yên Bái, với diện tích hiện có đạt gần 80.000 ha, tập trung tại các huyện Văn Yên, Trấn Yên Lục Yên.... Hiện, tỉnh đang nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm quế theo hướng hữu cơ và tinh chế. Điều này nhằm đáp ứng yêu cầu chuẩn quốc tế, phục vụ xuất khẩu và gia tăng giá trị kinh tế.


Dẻo thơm hương nếp Tú Lệ

Huyện vùng cao Văn Chấn, tỉnh Yên Bái không chỉ có trà Shan tuyết cổ thụ trứ danh mà còn có nếp Tú Lệ nức tiếng gần xa. Theo tiếng của người Thái, loại nếp này còn gọi là nếp Tan Lả, một đặc sản chỉ có ở thung lũng Tú Lệ.


Bước tiến mới từ sản phẩm OCOP ở Yên Bái

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được tỉnh Yên Bái đã tạo bước tiến mới trong sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch ở các địa phương. Từ đó, góp phần đẩy nhanh tốc độ xóa đói, giảm nghèo, giúp nhiều hộ dân làm giàu, đồng thời giúp các địa phương trong tỉnh hoàn thành các tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới. Sau ba năm triển khai đề án chương trình OCOP, tỉnh Yên Bái đã đạt được kết quả bước đầu rất tích cực.


Phát triển giá trị thương hiệu quế Văn Yên

Với diện tích tự nhiên lớn, thổ nhưỡng và khí hậu lại phù hợp, tỉnh Yên Bái đã hình thành vùng chuyên canh quế nguyên liệu lớn nhất cả nước, trong đó cây quế được trồng tập trung nhiều nhất tại huyện Văn Yên. Thương hiệu quế Văn Yên đang ngày càng có uy tín trên thị trường, giúp thúc đẩy sản xuất các sản phẩm từ quế của huyện vùng cao có đông đồng bào dân tộc Dao sinh sống.


Thịt trâu khô - Đặc sản vùng phía Tây Yên Bái

Các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc có rất nhiều món ăn độc đáo, thể hiện bản sắc và đặc điểm sinh hoạt vùng miền. Trong tất cả đặc sản của các dân tộc vùng cao, đặc trưng nhất vẫn là thịt hun khói. Nhưng có một đặc sản được khá nhiều người ưa chuộng, đó là món thịt trâu khô.



Đề xuất