Đào tạo nghề cho lao động vùng dân tộc thiểu số

Đào tạo nghề cho lao động vùng dân tộc thiểu số

Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 (còn gọi là Đề án 1956) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 thực hiện trong 11 năm (2010-2020) với mục tiêu dạy nghề cho khoảng 10,6 triệu lao động nông thôn, vùng dân tộc thiểu số, trong đó, hỗ trợ dạy nghề cho 6,54 triệu người; đào tạo, bồi dưỡng 1,1 triệu lượt cán bộ, công chức xã.

Lớp dạy nghề may công nghiệp cho dân tộc Dao, Tày tại thôn Đẻm xã Yên Thuận
Lớp dạy nghề may công nghiệp cho dân tộc Dao, Tày tại thôn Đẻm xã Yên Thuận
Đào tạo kỹ thuật ô tô tại trường cao đẳng nghề kĩ thuật Tuyên Quang
Đào tạo kỹ thuật ô tô tại trường cao đẳng nghề kĩ thuật Tuyên Quang

Đến nay, qua 3 năm triển khai, đã có gần 850.000 lao động khu vực nông thôn, vùng dân tộc thiểu số được đào tạo nghề, trong đó, trên 620.000 người có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ có năng suất, thu nhập cao hơn. Vùng trung du miền núi phía Bắc có tỷ lệ người dân tộc thiểu số được hỗ trợ học nghề cao nhất (59%), tiếp theo là Tây Nguyên (50%), Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung (15%), Tây Nam bộ (13%).

Hợp tác xá dệt thổ cẩm Tơng Bông (Buôn Ma Thuật. Đắc Lắk) thu hút nhiều nữ giới là người dân tộc tham gia.
Hợp tác xá dệt thổ cẩm Tơng Bông (Buôn Ma Thuật. Đắc Lắk) thu hút nhiều nữ giới là người dân tộc tham gia.
Hướng dẫn kĩ thuật trồng chuối
Hướng dẫn kĩ thuật trồng chuối

Để công tác dạy nghề cho lao động nông thôn vùng dân tộc thiểu số đạt hiệu quả hơn nữa, các địa phương đề nghị Nhà nước cần tăng kinh phí hỗ trợ đối với vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ; cho phép mở rộng đối tượng người dân tộc thiểu số được hưởng chính sách dạy nghề nội trú, chính sách đặt hàng dạy nghề trình độ trung cấp, cao đẳng tại các cơ sở dạy nghề...

Ngọc Hải - Anh Bản

Có thể bạn quan tâm