Đánh thức vùng đất Krông Pa

Huyện Krông Pa (Gia Lai) có 14 xã, thị trấn, trong đó có 9 xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn. Để chính sách dân tộc đi vào cuộc sống, Krông Pa đã và đang nỗ lực triển khai “Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”…

Danh thuc vung dat Krong Pa hinh anh 1Nhiều gia đình người dân tộc thiểu số tại huyện Krông Pa đã có đời sống khá giả nhờ nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu Quốc gia. Ảnh: Hồng Điệp

Từ “Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”, những năm gần đây, Krông Pa đã ưu tiên nguồn vốn để xây dựng và bố trí nơi ở mới cho nhiều hộ dân. Tại nơi ở mới, nhiều hộ được bố trí giếng nước riêng, vườn rau, khu chuồng trại nuôi nhốt gia súc… Tuy nhiên, do còn thiếu nguồn lực nên nhiều buôn, làng vùng 3 vẫn thiếu đất ở, đất sản xuất, công trình vệ sinh đạt chuẩn. Để từng bước tháo gỡ khó khăn, Krông Pa đã triển khai nhiều giải pháp phù hợp, trong đó ưu tiên đầu tư vào những vùng khó khăn nhất, kết hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền để đồng bào nỗ lực vươn lên.

Danh thuc vung dat Krong Pa hinh anh 2Đường giao thông tại buôn Ma Nhe, xã Đất Bằng, huyện Krông Pa được làm từ nguồn vốn chương trình mục tiêu Quốc gia. Ảnh: Hồng Điệp
Danh thuc vung dat Krong Pa hinh anh 3Chính quyền địa phương hướng dẫn thủ tục vay vốn ngân hàng, giúp đồng bào dân tộc trong huyện có vốn đầu tư sản xuất. Ảnh: Hồng Điệp

Nhằm tạo thuận lợi cho đồng bào dân tộc ở buôn Ia Sóa, xã Krông Năng vào khu sản xuất tập trung, năm 2022, Krông Pa đã xây dựng một tuyến đường bê tông dài hơn 1 km. Năm 2023, huyện tiếp tục đầu tư 1,6 tỷ đồng xây dựng một tuyến đường khác tại đây. Ông Nay Leo, người dân ở buôn Ia Sóa cho biết: “Đồng bào luôn trông ngóng con đường đi vào khu sản xuất. Nghe tin được đầu tư đường, đồng bào vui lắm! Có đường đi rồi, đồng bào không còn phải đi đường vòng nữa”.

Danh thuc vung dat Krong Pa hinh anh 4

Anh Ksor T'lía ở buôn Pan, xã Ia Rsai, huyện Krông Pa là một trong những gương điển hình phát triển kinh tế, giúp đoàn viên thanh niên dân tộc thiểu số trên địa bàn nỗ lực lập thân, lập nghiệp vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Hồng Điệp

Theo ông Tô Văn Chánh, Bí thư Huyện ủy Krông Pa, toàn huyện có 10 dự án thuộc “Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030” với tổng vốn đầu tư trên 39 tỷ đồng. Đến nay, huyện đã thực hiện được 6 dự án với tổng kinh phí hơn 19 tỷ đồng. Trong quá trình triển khai, Krông Pa tập trung vào một số dự án chính, ưu tiên hỗ trợ đồng bào giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt; quy hoạch sắp xếp, bố trí ổn định dân cư; phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp bền vững; đầu tư hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số…

Danh thuc vung dat Krong Pa hinh anh 5Cán bộ nông nghiệp hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh cho đồng bào dân tộc ở huyện Krông Pa. Ảnh: Hồng Điệp
Danh thuc vung dat Krong Pa hinh anh 6Mô hình nuôi bò được nhân rộng giúp đồng bào dân tộc ở huyện Krông Pa có chỗ dựa để vươn lên phát triển kinh tế gia đình. Ảnh: Hồng Điệp

Hướng tới mục tiêu đến năm 2025 giảm 50% số xã, thôn, làng đặc biệt khó khăn; đến năm 2030 cơ bản không còn xã, thôn, làng đặc biệt khó khăn, Krông Pa đang nỗ lực tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn từ “Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”, qua đó từng bước nâng cao mức sống của đồng bào sinh sống trên địa bàn.

Hồng Điệp

Tin liên quan

Vốn chính sách giúp đồng bào thiểu số nghèo ở Gia Lai vượt khó

Tỉnh Gia Lai hiện có hơn 38.500 hộ nghèo, trong đó hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số chiếm đến gần 90%. Để giúp đồng bào thiểu số nghèo ổn định cuộc sống, tỉnh đã triển khai nhiều chương trình tín dụng chính sách, giúp bà con phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.


Gia Lai: Người dân vùng sâu, vùng xa tự nguyện hiến đất mở đường

Để xây dựng làng, xã đạt chuẩn nông thôn mới, nhiều người dân vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã ý thức được lợi ích chung và tự nguyện hiến đất, cùng chính quyền địa phương mở những con đường, góp phần tạo bộ mặt nông thôn ngày một khang trang.


Gia Lai nâng cao chất lượng đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, trong năm 2023, tỉnh Gia Lai tiếp tục được phân bổ hơn 1.000 tỷ đồng thực hiện chương trình. Đây là nguồn lực lớn góp phần thay đổi bộ mặt, nâng cao chất lượng đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ở tỉnh.


Gia Lai nỗ lực giảm số xã, thôn, buôn đặc biệt khó khăn

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, huyện Krông Pa (Gia Lai) đã triển khai hiệu quả các dự án hỗ trợ nhà ở, đất sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.



Đề xuất