Đánh thức tiềm năng cây chè Chùa Tà trên quê hương đất Tổ

Đánh thức tiềm năng cây chè Chùa Tà trên quê hương đất Tổ
Xây dựng thương hiệu Yên Kỳ là xã có diện tích chè lớn của huyện Hạ Hòa với trên 600 ha với 840 hộ dân tham gia trồng chè, năng suất bình quân 10 tấn/ha. Nhiều năm nay, người dân Yên Kỳ đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học tiên tiến vào sản xuất, thâm canh, trồng mới, trồng cải tạo những đồi chè năng suất thấp, thay thế bằng giống mới cho năng suất cao như LDP1, LDP2, Kim Tuyên... Nếu như trước đây, người dân Yên Kỳ chỉ trồng chè cho kín vườn, xanh đồi, thu nhập từ chè chỉ được coi là “thu nhập phụ”, thì nay cây chè đã trở thành cây trồng mũi nhọn trong xóa đói, giảm nghèo và giúp người dân có thu nhập ổn định.
Chè Chùa Tà được hái theo đúng kỹ thuật “một tôm, hai lá” giúp đảm bảo chất lượng chè thành phẩm trong chế biến. Ảnh minh họa: baophutho.vn
Chè Chùa Tà được hái theo đúng kỹ thuật “một tôm, hai lá” giúp đảm bảo chất lượng chè thành phẩm trong chế biến. Ảnh minh họa: baophutho.vn
Ông Nguyễn Văn Phúc, khu 10 xã Yên Kỳ cho biết, gia đình trồng hơn 1 ha chè từ nhiều năm nay, nhờ biết chăm sóc nên chè phát triển tốt, thu hoạch liên tục. Đặc biệt, chè phải hái lúc mới đạt 1 tôm 2 lá thì mới ngon còn nếu để quá lứa mới hái, sản phẩm sẽ không ngon, chỉ là chè loại 2, loại 3, giá bán thấp. Theo tính toán của ông Phúc, thu nhập hàng năm từ 1 ha chè cũng đạt đến vài chục triệu đồng sau khi đã trừ đi chi phí Nhằm từng bước phát triển cây chè, năm 2012 Yên Kỳ xây dựng mô hình trồng chè an toàn với diện tích trên 40 ha theo chương trình của Dự án Nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học (QSEAP). Tham gia mô hình, các hộ dân được hỗ trợ cây giống bằng các giống chè mới, chất lượng cao để thay thế dần diện tích chè già cỗi, năng suất thấp; được tham gia các lớp tập huấn hướng dẫn quy trình trồng, chăm sóc, thu hái, chế biến, bảo quản chè theo tiêu chuẩn VietGAP... Ngoài ra, dự án còn góp phần giúp người dân tập trung phát triển cây chè bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa với các sản phẩm đa dạng có chất lượng đảm bảo an toàn thực phẩm, mang lại giá trị gia tăng cao, nâng cao giá trị thu nhập cho người sản xuất và kinh doanh chè. Bà Vũ Thị Thanh Thọ, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Kỳ cho hay, chè Yên Kỳ có tiếng là chè ngon và đảm bảo an toàn thực phẩm nhưng chưa có nhãn hiệu hàng hóa, chưa có thương hiệu và sản phẩm chè an toàn, do vậy người dân xã Yên Kỳ vẫn tự tìm đầu ra nên giá trị cây chè chưa cao. Thời gian tới xã sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức, áp dụng quy trình sản xuất chè an toàn trong sản xuất, chế biến chè; củng cố và phát huy vai trò của làng nghề, qua đó tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm và tiến tới xây dựng thương hiệu chè Yên Kỳ. Ngoài ra, mới đây UBND huyện Hạ Hòa đã đề xuất dự án tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể chè xanh Yên Kỳ. Nếu dự án được triển khai chắc chắn sẽ thúc đẩy sản xuất, nâng cao giá trị kinh tế của sản phẩm chè, đồng thời mở rộng vùng sản xuất, khuyến khích các hộ sản xuất, kinh doanh chè xanh đủ điều kiện và có nhu cầu sử dụng nhãn hiệu tập thể. Với vị chát nhẹ, nước xanh trong và đượm hương thơm nên cây chè còn mang lại đời sống vật chất cho hơn 215 hộ trồng và chế biến chè với diện tích gần 170 ha chè. Riêng làng nghề chè Chùa Tà có trên 100 hộ làm nghề. Cũng chính bởi những lợi ích mang mà người dân làng nghề đang tích cực phát triển diện tích, phá bỏ chè cũ, cằn cỗi, kém hiệu quả và chuyển sang trồng đa dạng các giống chè có chất lượng cao như: Phúc Vân Tiên, Bát Tiên, chè lai LDP1, LDP2, PH8, PH9. Ông Trương Đình Thân là hộ trồng chè nhiều nhất xã với khoảng 3 ha cho biết, người dân Chùa Tà xác định muốn phát triển bền vững thì phải phát triển chè an toàn, sử dụng nguyên liệu an toàn để chế biến. Nhãn hiệu tập thể chè xanh Chùa Tà được công nhận tạo động lực liên kết để sản xuất, ý thức rõ ràng hơn về việc quảng bá, xây dựng và phát huy giá trị của nhãn hiệu tập thể. Vì thế, từ nhiều năm nay, người dân luôn phát triển chè an toàn, thực hiện quy trình sản xuất chè sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhờ đó, các sản phẩm từ cây chè Chùa Tà đã có mặt trên rất nhiều tỉnh thành trong cả nước. Cây chè đã đem lại cuộc sống ổn định cho nhân dân trong làng. Giữa năm 2016, Sở Khoa học Công nghệ, Trung tâm ứng dụng Khoa học Công nghệ tỉnh Phú Thọ phối hợp với xã Tiên Phú đã tổ chức lễ công bố nhãn hiệu tập thể “Chè xanh Chùa Tà”. Ông Phan Trọng Đại, Chủ tịch UBND xã Tiên Phú cho biết, trước đây sản phẩm của làng nghề Chùa Tà làm ra rễ bị trà trộn nhãn hiệu với các vùng chè khác. Hiện nay, Công ty Trách nhiệm hữu hạn chè Đức Tỵ đang xây dựng cơ sở chế biến trên địa bàn xã. Làng nghề chè Chùa Tà sẽ hợp tác với công ty để sản phẩm được đóng gói đúng quy cách, đưa chè của làng nghề tiến xa hơn trên thị trường. Xã tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền để các hộ nhận thức đầy đủ về vai trò của nhãn hiệu tập thể và có sự thống nhất để cùng xây dựng chiến lược quản lý, phát triển sau khi được công nhận.Hỗ trợ phát triển Tỉnh Phú Thọ hiện có 16.300 ha chè, trong đó diện tích chè kinh doanh gần 15.000 ha; năng suất bình quân đạt 10,3 tấn/ha, sản lượng chè búp tươi đạt 152.000 tấn. Nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm chè trên thị trường, tỉnh Phú Thọ phấn đấu đến năm 2020 diện tích áp dụng các quy trình sản xuất chè bền vững đạt khoảng 50%; đảm bảo tỷ lệ sản xuất chè xanh từ 15% hiện nay lên trên 30%;… Theo đó, tỉnh Phú Thọ chỉ đạo các ngành liên quan triển khai nhiều biện pháp trong sản xuất chè theo hướng phát triển bền vững sâu chuỗi giá trị từ sản xuất - thu mua - chế biến - tiêu thụ sản phẩm. Mặt khác, các ngành chức năng cũng tập trung chỉ đạo, hướng dẫn nhân rộng các mô hình liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp và nông dân theo chuỗi giá trị, phát triển vùng nguyên liệu ổn định gắn với cơ sở chế biến và tiêu thụ sản phẩm; xây dựng và nhân rộng các mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác dịch vụ vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho chè. Đặc biệt, tỉnh cũng khuyến khích các doanh nghiệp ký kết hợp đồng xây dựng vùng nguyên liệu với các hợp tác xã, tổ hợp tác và các hộ dân trồng chè.
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ Trần Tú Anh cho biết, tỉnh đã quy hoạch các vùng chè, tập trung chủ yếu ở các huyện trọng điểm. Đồng thời, quyết định dành ngân sách trên 26,3 tỷ đồng hỗ trợ nông dân mua phân bón và chuyển đổi sang trồng các giống chè mới và giúp các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu quảng bá sản phẩm.
Theo ông Trần Tú Anh, hiện có tới 70 - 80% diện tích trồng bằng giống mới đủ điều kiện để sản xuất chè an toàn; 2.000 ha được cấp giấy chứng nhận sản xuất theo quy trình an toàn; xây dựng 3-5 doanh nghiệp sản xuất, chế biến chè an toàn có sản phẩm đạt tiêu chuẩn, có thương hiệu sản phẩm chè Phú Thọ. Ngoài ra, 50% số cơ sở khác áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng tiên tiến, tiến tới hình thành hệ thống kiểm soát, giám sát chất lượng toàn hệ thống chè của tỉnh. Đặc biệt, tỉnh cũng chỉ đạo xây dựng các mô hình hợp tác xã sản xuất chè, hình thành vùng nguyên liệu chế biến chè xanh có quy mô tập trung gắn với các cơ sở chế biến và chú ý phát triển vùng chè đặc sản hiện có khoảng 200 ha và đang phấn đấu xây dựng 1.000 ha…/.
Tạ Văn Toàn

Có thể bạn quan tâm