Dấu ấn của Đảng trong xây dựng nông thôn mới tại Gia Lai

Dấu ấn của Đảng trong xây dựng nông thôn mới tại Gia Lai
Gia Lai chú trọng phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong phong trào xây dựng nông thôn mới theo Chỉ thị 12-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai. Ảnh: Đức Thụy
Gia Lai chú trọng phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong phong trào xây dựng nông thôn mới theo Chỉ thị 12-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai. Ảnh: Đức Thụy

Chỉ thị số 12-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhằm cụ thể hóa thực hiện các chỉ thị, chỉ đạo của Trung ương về các vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong vùng dân tộc thiểu số. Mục tiêu là sắp xếp lại dân cư, bố trí lại sản xuất để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bà con các làng dân tộc thiểu số, đáp ứng các tiêu chí NTM; trong đó, nhấn mạnh vai trò của các cấp ủy, chính quyền, đặc biệt là người đứng đầu phải xác định rõ trách nhiệm trong công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện và phân công cán bộ, đảng viên tham gia cùng các làng hoàn thành các tiêu chí NTM.

Nhiều hộ đồng bào dân tộc ở xã Tơ Tung, huyện Kbang (Gia Lai) đã từng bước thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Ảnh: Đức Thụy
Nhiều hộ đồng bào dân tộc ở xã Tơ Tung, huyện Kbang (Gia Lai) đã từng bước thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Ảnh: Đức Thụy

Phú Thiện là huyện điểm trong việc thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU với xã Chư A Thai là trọng tâm. Đây là xã đặc biệt khó khăn, trong đó có 4 làng là căn cứ kháng chiến gồm: làng Trớ, làng Hek, làng Kinh Pêng và làng Pông. Nằm ở vùng sâu, vùng xa nên điều kiện vật chất, đời sống tinh thần của đồng bào nơi đây còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, nếp sống sinh hoạt lạc hậu.

Đồng bào dân tộc ở xã Sơ Pai, huyện Kbang (Gia Lai) chăm sóc mỳ (sắn) cao sản. Ảnh: Đức Thụy Kiểm tra sức khỏe cho đồng bào dân tộc ở Trung tâm y tế huyện Krong Pa (Gia Lai). Ảnh: Đức Thụy
Đồng bào dân tộc ở xã Sơ Pai, huyện Kbang (Gia Lai) chăm sóc mỳ (sắn) cao sản. Ảnh: Đức Thụy
 
Đồng bào dân tộc ở xã Sơ Pai, huyện Kbang (Gia Lai) chăm sóc mỳ (sắn) cao sản. Ảnh: Đức Thụy Kiểm tra sức khỏe cho đồng bào dân tộc ở Trung tâm y tế huyện Krong Pa (Gia Lai). Ảnh: Đức Thụy
Kiểm tra sức khỏe cho đồng bào dân tộc ở Trung tâm y tế huyện Krong Pa (Gia Lai). Ảnh: Đức Thụy

Để nâng cao đời sống đồng bào, Phú Thiện đã triển khai Đề án phát triển kinh tế - xã hội gắn với Chỉ thị số 12-CT/ TU ở 4 làng trên, trong đó tập trung di dời, sắp xếp lại dân cư; tuyên truyền, vận động đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm. Theo ông Đỗ Ngọc Thành, Bí thư Huyện ủy Phú Thiện, nguồn lực chủ yếu đến từ việc xã hội hóa và vận động nhân dân, lồng ghép với các chương trình, dự án của Trung ương và địa phương. Nhờ vậy, đầu năm 2018, làng Pông đã hoàn thành việc di dời nhà cửa, sắp xếp lại khu dân cư. Đầu năm 2019, làng Hek hoàn thành và đầu năm 2020, làng Trớ cũng hoàn thành việc di dời, xây dựng thôn làng sạch đẹp, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của người Bahnar. Làng Kinh Pêng đang phấn đấu hoàn thành công tác này trong năm 2020…

Đồng bào dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh không chỉ xây dựng thôn, làng sạch đẹp mà còn giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Ảnh: Đức Thụy Nước sạch về với đồng bào dân tộc huyện Kbang (Gia Lai). Ảnh: Đức Thụy Huyện Đăk Đoa (Gia Lai) xây dựng đường giao thông nông thôn. Ảnh: Đức Thụy
Đồng bào dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh không chỉ xây dựng thôn, làng sạch đẹp mà còn giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Ảnh: Đức Thụy
 
Đồng bào dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh không chỉ xây dựng thôn, làng sạch đẹp mà còn giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Ảnh: Đức Thụy Nước sạch về với đồng bào dân tộc huyện Kbang (Gia Lai). Ảnh: Đức Thụy Huyện Đăk Đoa (Gia Lai) xây dựng đường giao thông nông thôn. Ảnh: Đức Thụy
Nước sạch về với đồng bào dân tộc huyện Kbang (Gia Lai). Ảnh: Đức Thụy
 
Đồng bào dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh không chỉ xây dựng thôn, làng sạch đẹp mà còn giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Ảnh: Đức Thụy Nước sạch về với đồng bào dân tộc huyện Kbang (Gia Lai). Ảnh: Đức Thụy Huyện Đăk Đoa (Gia Lai) xây dựng đường giao thông nông thôn. Ảnh: Đức Thụy
Huyện Đăk Đoa (Gia Lai) xây dựng đường giao thông nông thôn. Ảnh: Đức Thụy

Chỉ thị số 12-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai đã thực sự đi vào cuộc sống của người dân, nhất là các làng đồng bào dân tộc thiểu số, mang lại sức sống mới, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đến nay, sau gần 2 năm Chỉ thị số 12-CT/TU được ban hành, Gia Lai đã có 38 thôn, làng đạt chuẩn làng NTM, góp phần xây dựng Gia Lai ngày một phồn vinh, thịnh vượng.

Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai Dương Văn Trang tặng quà cho bà con nhân dân làng Trớ, xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện (Gia Lai) tại lễ mừng Đảng 90 năm, mừng Xuân Canh Tý 2020. Ảnh: Dư Toán
Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai Dương Văn Trang tặng quà cho bà con nhân dân làng Trớ, xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện (Gia Lai) tại lễ mừng Đảng 90 năm, mừng Xuân Canh Tý 2020. Ảnh: Dư Toán

Dư Toán – Đức Thụy
DTMN

Có thể bạn quan tâm