Dân tộc Mường

Tin liên quan

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường ở Thanh Sơn

Sau ba năm thực hiện "Đề án kiểm kê, sưu tầm, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường giai đoạn 2017- 2020, định hướng đến năm 2025" của UBND huyện Thanh Sơn (Phú Thọ), đến nay các xã trên địa bàn huyện đã có nhiều giải pháp, cách làm cụ thể nhằm bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Mường.


Nhà ở của người Mường Phú Thọ

Ở một số xã của người Mường ( Phú Thọ), vẫn còn có những cụm nhà sàn truyền thống. Thậm chí còn những cụm nhà sàn núp vào chân núi trông thật đẹp.


Tục “đóng cửa rừng“ của người Mường Thanh Sơn

Sống ở địa bàn miền núi, người Mường Thanh Sơn (Phú Thọ) rất coi trọng rừng, bởi với họ rừng vừa là thần, vừa là nguồn sống, rừng cho gỗ để làm nhà, dựng đình, dựng miếu; lúc giáp hạt, rừng cho củ lăn, củ mài, củ vớn ăn qua ngày.


Độc đáo Lễ hội mở cửa rừng xứ Mường Yên Lập

Lễ hội mở cửa rừng hay còn gọi lễ hội Đoọc Moong là truyền thống độc đáo của người Mường xã Minh Hòa, huyện Yên Lập (Phú Thọ), thường được tổ chức vào ngày mùng 6 hoặc mùng 7 Tết để bắt đầu một mùa đi săn bắt, hái lượm.


Làng truyền thống của người Mường

Làng truyền thống của người Mường được ôm trọn trong một vùng thung lũng núi đồi, ở đó cảnh sắc giao hòa đủ để quần tụ những mái nhà sàn khum khum hình mai rùa núp dưới bóng vườn cây, những lối mòn uốn lượn lên rừng xuống suối, xuống ruộng, lên nương và đi tới các Mường bản lân cận.


Người Mường đánh thức ma Khú cầu mưa

Cầu mưa là một nghi lễ nông nghiệp quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hóa của đồng bào dân tộc Mường ở Hòa Bình. Lễ được tổ chức sau khi gieo hạt, trồng lúa và các loại hoa màu, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cầu mong sự che chở của thần linh và ước muốn về cuộc sống no đủ hạnh phúc.


Lễ Khai Hạ của người Mường trên cao nguyên Đắk Lắk

Ngày 11/2/2019 (tức mùng 7 Tết Kỷ Hợi), cộng đồng người Mường tại xã Hòa Thắng, thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) tổ chức Lễ Khai hạ cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Lễ Khai hạ với nhiều trò chơi dân gian đã trở thành nét đẹp trong đời sống văn hóa cộng đồng người Mường nói riêng và các dân tộc anh em sinh sống trên Cao nguyên Đắk Lắk nói chung.


Say đắm điệu “Xường” dân tộc Mường

Ngoài những bài ca nghi lễ như mo, cầu vía, cầu yên, hát rang, bộ mẹng, hát ru… vượt lên trên các loại dân ca trữ tình và các loại dân ca khác, trở thành một loại dân ca tiêu biểu của người Mường (Thanh Hóa) phải kể đến “Xường”.


Sử thi “Đẻ đất đẻ nước” của người Mường với sự tích trống đồng

Đây là bản sử thi nổi tiếng của dân tộc Mường mà các thầy Mo dùng để cúng đưa tiễn hồn người chết về thế giới bên kia trong những đám tang ma của quý tộc nhà Lang. Trong bản sử thi có một khúc nói về sự tích trống đồng, có thể tóm lược như sau: “Vua Dịt Dàng thấy một cái vật đen đen giống cái bô, có hoa giống cái sọt, có hình hoa, hình lá, có con nhái hóng gió, nhưng không biết là vật gì. Vua hỏi bố Mo cho biết là trống Lạc mình đồng.”


Người giữ lửa cho Pồn Pôông xứ Mường

Đối với đồng bào Mường ở huyện miền núi Ngọc Lặc của tỉnh Thanh Hóa, Pồn Pôông được xem là loại hình văn hóa đặc sắc rất riêng, chứa ẩn nhiều điều thú vị và gắn liền với cuộc sống bao đời của đồng bào nơi đây.


Độc đáo Lễ hội Đâm đuống của người Mường

Nhằm góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) đã tổ chức tái hiện Lễ hội Đâm đuống của đồng bào dân tộc Mường.


Mo Mường - di sản sử thi dân gian

Mo Mường là một di sản văn hóa đặc sắc, phản ánh nhân sinh quan, vũ trụ quan độc đáo của dân tộc Mường, hàm chứa nhiều ý nghĩa giáo dục đối với cộng đồng. Thế nhưng di sản văn hóa phi vật thể này đang đứng trước nguy cơ mai một do sự tác động của văn hóa thời kỳ công nghiệp hóa và toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ.


Lễ mừng cơm mới của người Mường

Cứ vào dịp tháng 10 dương lịch hằng năm, người Mường ở huyện Krông Bông (Đắk Lắk) lại rộn ràng chuẩn bị cho Lễ mừng cơm mới (lễ ăn cơm mới), với ý nghĩa tạ ơn trời đất, tổ tiên đã phù hộ cho mùa vụ tốt tươi, cho nhà nhà no ấm.


Bếp lửa - linh hồn trong ngôi nhà sàn của người Mường Hòa Bình

Đặc biệt và quan trọng nhất của một ngôi nhà sàn của người Mường (Hòa Bình) lại chính là bếp lửa. Khách đến nhà chơi cũng được gia chủ thân tình tiếp chuyện bên bếp lửa. Trong những ngày đông giá rét, mâm cơm thường được dọn ngay cạnh bếp lửa. ông bà, con cháu cùng ngồi quây quần bên bếp lửa sưởi ấm, trò chuyện.


Các trò chơi trong lễ hội “Xên Mường” của người Thái

Trong lễ hội “Xên Mường” xen kẽ với những bài hát là điệu xoè của các cô gái trong mường. Trống chiêng được đánh liên hồi, không khí vui nhộn các trò chơi dân gian cũng được diễn ra sôi nổi. Tiêu biểu như trò ném còn, tó mák lẹ, kéo co bằng dây mây…


Độc đáo lễ quạt ma người Mường Bi ở Hòa Bình

Khi người ốm tắt thở, cả họ phải đứng ra cùng nhau lo mọi việc tang tế. Tang lễ Mường có vai trò tư tưởng quan trọng nhất là khẳng định lòng tin của con cháu đối với tổ tiên và khẳng định thần thoại về tổ tiên của mình. Trong đó, nghi thức quạt ma vô cùng độc đáo.


Tục đâm đuống của người Mường đất Tổ

Đâm đuống hay chàm đuống là hình thức giã gạo nhưng là giã gạo trong lễ hội, có tính chất tổ chức và nghệ thuật của dân tộc Mường. Theo tiếng Mường, "đuống" là máng gõ để giã lúa và "chàm" là đâm. Đâm đuống thường được biểu diễn trong dịp tết, hội mùa, cưới xin hay dựng nhà.


Lễ cầu mưa của người Mường

Cầu mưa là một nghi lễ nông nghiệp quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hóa của đồng bào dân tộc Mường ở Hòa Bình. Lễ được tổ chức sau khi gieo hạt, trồng lúa và các loại hoa màu, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cầu mong sự che chở của thần linh và ước muốn về cuộc sống no đủ hạnh phúc.


Lễ Mụ Thố của người Mường

Lễ Mụ Thố chỉ được tổ chức cho người già lúc ốm đau bệnh tật. Gia đình sợ vía của người già đi xa mất, mọi người tổ chức làm vía cho người già để cầu mong sức khoẻ.


Người Mường

Người Mường cùng nguồn gốc với người Việt cư trú lâu đời ở vùng Hoà Bình, Thanh Hoá, Phú Thọ...


Những hòn đá mồ linh thiêng của người Mường

Vào bất kỳ một gia đình người Mường nào, bạn cũng sẽ thấy ở trước nhà có một cái miếu nhỏ thờ hòn Nục bằng đá, tương tự như người Việt thờ 3 ông đầu rau. Nhưng nếu muốn tận mắt chứng kiến một không gian linh thiêng đượm chút huyền bí của người Mường Động ở Kim Bôi, Hòa Bình, bạn phải đến khu mộ cổ Đống Thếch.



Đề xuất