Dân tộc Gia Rai

Tin liên quan

Tái hiện Lễ cúng lên nhà Rông mới của đồng bào Jrai

Ngày 14/6/2020, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Jrai ở huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai đã tái hiện Lễ cúng lên nhà Rông mới đặc sắc của dân tộc mình.


Độc đáo lễ cầu mưa của người Jrai

Bắt đầu bước vào vụ gieo trồng mới, bà con làng O Pếch (xã Ia Pếch, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) lại tổ chức Lễ cúng cầu mưa ngay tại nhà rông của làng. Nghi thức cúng tế ấy đã được bà con gìn giữ và duy trì nhiều năm liền, là hoạt động tín ngưỡng lâu đời, mang giá trị tinh thần to lớn trong đời sống người Jrai.


Thịt lợn gác bếp - hương vị Tết của người Jrai

Tết với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên không thể thiếu rượu cần và thịt gác bếp. Với người Jrai cũng vậy! Vào thời điểm giáp Tết, mỗi gia đình sẽ làm thịt một con lợn được nuôi từ đầu năm.


Điêu khắc gỗ dân gian trong kiến trúc nhà mồ của người Jrai ở Gia Lai

Người Jrai là dân tộc thiểu số đông nhất ở tỉnh Gia Lai. Đây là tộc người có quá trình phát triển lịch sử lâu dài. Ý thức cộng đồng của người Jrai hình thành khá sớm so với các dân tộc khác ở Tây Nguyên. Địa bàn cư trú của người Jrai chủ yếu nằm ở phía Tây, Nam của tỉnh, trên các dạng địa hình quan trọng, đặc biệt là những vùng đất màu mỡ thuộc cao nguyên Pleiku, thuộc các huyện Chư Păh, Ia Grai, Đức Cơ, Chư Prông, Chư Sê, Chư Pưh, TP. Pleiku và lưu vực sông Ayun, Ia Pa, Ayn Pa.


Quan niệm về "chết xấu" của người Jrai

Quan niệm “chết xấu” (djai dreng) của người Jrai giống như cái chết “bất đắc kỳ tử” (cái chết đột ngột, không vì nguyên nhân tự nhiên) của người Kinh. Trong đó, tự tử là cái chết xấu nhất. Đó là lý do khiến nghi thức tống tiễn con ma “chết xấu” theo luật tục Jrai có nhiều nghi lễ phức tạp.


Nước trong văn hóa của người Jrai

Cũng như nhiều dân tộc khác ở Tây Nguyên, người Jrai khi chọn đất để lập làng thì việc đầu tiên là phải đi tìm nguồn nước để đảm bảo cuộc sống. Nước là điều kiện để chọn đất lập làng. Chính vì vậy, người Jrai rất quý trọng nguồn nước…


Thịt heo gác bếp – hương vị Tết của người Jrai

Tết đến, Xuân về là thời điểm cộng đồng người Jrai ở các buôn làng trên địa bàn tỉnh Gia Lai tập trung mổ heo để làm món ăn truyền thống không thể thiếu - thịt heo gác bếp. Với người Jrai, Tết là khoảng thời gian sum vầy quanh ghè rượu cần, thưởng thức vị ngọt quyện mùi khói bếp của món thịt heo phơi khô, qua đó thắt chặt tình đoàn kết trong buôn làng.


Cúng Rừng - nét văn hóa độc đáo của người Jrai ở Tây Nguyên

Bên cạnh gốc cây cổ thụ, lời khấn của già làng vang vọng núi rừng, cầu mong cho dân làng một năm mới sức khỏe dồi dào, lúa thóc đầy kho và giữ vững mối quan hệ mật thiết giữa cộng đồng buôn làng với núi rừng như bao đời nay. Đây là một trong những nghi lễ quan trọng trong tục cúng Rừng - nét văn hóa độc đáo của người dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng.


Lễ Chap - nghi thức nhân văn của người Jrai

Người phụ nữ sau khi sinh con thường được mẹ hoặc người thân chăm sóc một thời gian cho đến khi em bé cứng cáp, khỏe mạnh. Để trả ơn những người đã chăm sóc cho 2 mẹ con, người Jrai hiện nay vẫn còn giữ phong tục làm lễ Chap.


Người giữ hồn chiêng Jrai

Đó là nghệ nhân Rơ Châm H’Mut, người dân tộc Jrai ở làng Mrông Yố 2, xã Ia Ka, huyện Chư Păh (Gia Lai). Ông cũng là người sưu tầm được nhiều bộ chiêng quý, duy trì đội cồng chiêng và múa xoang với 41 thành viên.


Ẩm thực truyền thống của người Gia Rai

Tại vùng giáp ranh giữa hai tỉnh Đắk Lắk và Gia Lai như huyện Ea Sup, huyện Ea H’Leo, từ đầu thế kỷ XX trở lại đây, người ta đã thống kê được rằng, dân tộc Gia Rai bao gồm nhiều nhóm như: Arap, Hdrung, Tbuăn, Mdhur, Chor,…các nhóm địa phương này có chung một nền văn hoá, song mỗi nhóm đều có những nét riêng, độc đáo. Ẩm thực truyền thống của dân tộc Gia Rai, cư trú ở huyện Ea Sup, tỉnh Đắk Lắk là một ví dụ.


Nét văn hóa đặc trưng của người Jrai trong ngày Tết

Cứ vào thời điểm giáp Tết Nguyên đán, người dân tộc Jrai tại Tây Nguyên lại tất bật chuẩn bị nguyên liệu để làm rượu Cần. Ngoài các món ăn truyền thống như thịt heo gác bếp, cơm lam, gà nướng thì rượu Cần được xem là nét văn hóa đặc trưng không thể thiếu trong các ngày Tết, lễ, hội của cư dân nơi đây.


Bến nước trong đời sống của đồng bào Jrai ở Gia Lai

Đối với cộng đồng người Jrai ở Gia Lai nói riêng và Tây Nguyên nói chung, dù hiện nay nước sinh hoạt đã được cung cấp đến từng gia đình nhưng người dân vẫn giữ thói quen đi gùi nước ở các Giọt nước của làng về dùng. Mỗi làng có ít nhất một Giọt nước đặt ở vị trí thuận lợi cho việc sử dụng, nhiều Giọt nước sẽ tạo thành Bến nước. Việc lấy nước ở Bến nước được xem là một nét đẹp văn hóa lâu đời của đồng bào dân tộc Jrai.


Lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Chư Pah

Trong hệ thống nghi lễ nông nghiệp của người Jrai Aráp ở vùng Chư Pah (Gia Lai) lễ mừng lúa mới được coi là nghi lễ quan trọng nhất. Đó là nghi lễ mà các gia đình và cộng đồng làm để tạ ơn các thần linh đã phù hộ cho cho con người làm nên một vụ mùa tươi tốt, mang cho họ những hạt lúa óng vàng. Đồng thời đây cũng là nghi lễ để từng gia đình, cộng đồng cầu xin thần linh sẽ tiếp tục phù hộ cho họ trong mùa vụ tiếp theo được mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt.


Một cách hiểu khác về họ của người Jrai

Khác với người Bahnar, người Jrai có rất nhiều họ. Người ta có thể giải thích nguồn gốc tên các họ bằng huyền thoại. Ví như tổ tiên của người Jrai là nàng Hơ Bia, nàng có bầu, khi đẻ ở địa điểm nào (trên đường đi, trên rẫy...) hoặc cạnh một gốc cây nào đấy thì con cháu của nàng sẽ mang họ này, họ khác (theo GS. Đặng Nghiêm Vạn).


Rơ Châm H'Mút - Người giữ hồn chiêng Jrai

Nghệ nhân Rơ Châm H’Mút (làng Mrông Yố 2, xã Ia Ka, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người đánh cồng chiêng lão luyện và chỉnh chiêng rất giỏi. Ông còn chế tác được nhiều loại nhạc cụ dân tộc Jrai độc đáo và luôn đau đáu với mong ước truyền dạy hết những giá trị văn hóa cồng chiêng cho các thế hệ cháu con…


Tái hiện Lễ cúng bến nước của đồng bào Gia Rai

Ngày 26/5/2018, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Gia Rai đến từ tỉnh Gia Lai đã tổ chức tái hiện Lễ cúng bến nước độc đáo của dân tộc mình.


Lễ cầu mưa của người Jrai

Khi Tây Nguyên vào mùa khô hạn (khoảng sau Tết Nguyên đán) cũng là lúc đồng bào dân tộc Jrai ở Kon Tum làm lễ cầu mưa, xin thần linh ban mưa xuống hạ giới.


Lễ cúng Bến nước - nét đẹp văn hóa của người Jrai

Với quan niệm “vạn vật hữu linh”, người Jrai cho rằng “Yang Ia” là vị thần tạo ra nguồn nước nên hàng năm cứ đến dịp đầu năm mới hay thời điểm bắt đầu mùa mưa, người dân lại tổ chức lễ cúng Bến nước. Đây là một tục lệ thể hiện nét đẹp của văn hóa dân tộc Jrai tại Tây Nguyên.


Thần Nhà cửa người Jrai

Ở vùng Ia Pa (Gia Lai), người Jrai cho rằng, sau khi làm nhà xong, yang Sang trú ngụ ở 2 cột chính của gian cúng (Rơwang tơpai - gian rượu). Để đảm bảo sự linh thiêng và tôn kính yang Sang, ở vị trí này, đồng bào kiêng không treo váy, áo của những phụ nữ còn ở tuổi sinh nở. Từ quan niệm trên, khi làm nhà, người Jrai thực hiện nhiều nghi lễ khác nhau, ở những công đoạn khác nhau để tạ ơn/ xin phép những vị thần khác nhau.


Chuh Pơ nú – Nghi lễ tự nguyện của người Jrai, Gia Lai

Đời người Jrai có rất nhiều nghi lễ vòng đời, mỗi lễ có một ý nghĩa tinh thần khác nhau nhưng nếu như những nghi lễ vòng đời là bắt buộc phải có từ khi con người sinh ra và chết đi thì Lễ Chuh Pơ nú là tự nguyện.


Người Gia Rai

Dân tộc Gia Rai là một trong những cư dân sớm sinh tụ ở vùng núi Tây Nguyên, lan sang một phần đất Campuchia. Trong xã hội Gia Rai xưa đã có Pơ tao ia (vua nước) và Pơ tao pui (vua lửa) chuyên cúng trời, đất, cầu mưa thuận gió hoà...


Rơ Chăm Hoa - người phụ nữ Jrai tiêu biểu của làng Jrăng Blo

Bà con ở làng Jrăng Blo, xã Ia Khai, huyện Ia Grai (Gia Lai) ai ai cũng quý mến chị Rơ Chăm Hoa, người dân tộc Jrai, bởi chị là người đã giúp nhiều hộ nghèo tiếp cận vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội để phát triển sản xuất, nâng cao cuộc sống gia đình.


Lễ tạ ơn cha mẹ của người Jrai

Lễ “Tạ ơn cha mẹ” của người Jrai được tổ chức khi người con đã lập gia đình, kinh tế ổn định, thể hiện tấm lòng của con cái đối với cha mẹ. Lễ thường diễn ra trong hai ngày. Ngày đầu tiên dành cho phần lễ trong gia đình, ngày hôm sau mới mời bà con, họ hàng thân thuộc đến chung vui.


Trang phục truyền thống của dân tộc Jrai và Bahnar

Trang phục truyền thống của người Jrai, Bahnar ở Gia Lai có nhiều nét tương đồng từ khâu sản xuất nguyên liệu, phương thức làm ra vải mặc. Y phục truyền thống được làm bằng chất liệu thổ cẩm do người phụ nữ tự dệt, gồm áo, váy dành cho nữ; khố dành cho nam; ngoài ra còn có một số vật dụng đi kèm như tấm choàng, khăn đội đầu, đồ trang sức của phụ nữ như hoa tai, vòng cổ, vòng tay.


Gốm trong đời sống người Bahnar, Jrai

Trong đời sống của đồng bào Tây Nguyên, bên cạnh cồng chiêng, ché (ghè) được coi là tài sản quý giá trong nhà. Bên cạnh việc dùng để đựng lương thực, đựng nước, đựng rượu, ché còn được sử dụng trong các nghi thức tín ngưỡng tâm linh.


Lễ Pơ Thi - Nét đẹp văn hóa của Jrai

Lễ Pơ thi (lễ bỏ mả) là lễ hội mang đậm sắc thái linh thiêng và hội tụ những giá trị tâm linh trong đời sống của đồng bào dân tộc Jrai (Gia Lai).



Đề xuất