Đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường, quản lý chất thải sau bão lũ

Đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường, quản lý chất thải sau bão lũ
Hằng ngày, người dân xã Nam Phương Tiến phải sống chung với môi trường ô nhiễm tiềm ẩn đầy dịch bệnh (ảnh chụp ngày 6/8/2018). Ảnh: Thành Đạt – TTXVN
Hằng ngày, người dân xã Nam Phương Tiến phải sống chung với môi trường ô nhiễm tiềm ẩn đầy dịch bệnh (ảnh chụp ngày 6/8/2018). Ảnh: Thành Đạt – TTXVN

Trong và sau mưa bão, lũ lụt, vô số vi sinh vật, bụi, rác, chất thải... theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh. Những dịch bệnh phổ biến trong mùa mưa lũ là sốt xuất huyết, sốt rét, các bệnh đường tiêu hóa (tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy, bệnh nước ăn chân, cảm cúm, đau mắt đỏ...).

Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) cho biết: Để đảm bảo nước sạch và vệ sinh môi trường, phòng chống nguy cơ ô nhiễm môi trường từ rác thải, phòng chống dịch bệnh sau lũ, ngành y tế các tỉnh, đặc biệt là các tỉnh thường xuyên bị lũ lụt cần hướng dẫn và vận động người dân ăn chín, uống chín; dùng CloraminB, viên Aquatabs và hóa chất khác được Bộ Y tế khuyến cáo để khử trùng nước trước khi sử dụng.

Hằng ngày, người dân xã Nam Phương Tiến phải di chuyển, chung sống trong làn nước và môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi đủ loại chất thải tồn đọng lâu ngày (ảnh chụp ngày 6/8/2018). Ảnh: Thành Đạt – TTXVN
Hằng ngày, người dân xã Nam Phương Tiến phải di chuyển, chung sống trong làn nước và môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi đủ loại chất thải tồn đọng lâu ngày (ảnh chụp ngày 6/8/2018). Ảnh: Thành Đạt – TTXVN

Sở Y tế hướng dẫn rộng rãi các biện pháp xử lý môi trường, xử lý nước đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các địa phương thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó, tổ chức thu gom, xử lý, chôn xác động vật theo hướng dẫn (dùng vôi bột hoặc các hóa chất để xử lý xác động vật).

Ngành y tế kịp thời phát hiện và dập tắt bệnh dịch truyền nhiễm như: tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nước ăn chân, cảm cúm; đặc biệt đề phòng dịch tả, lỵ, thương hàn… Đồng thời, địa phương cần tổ chức phun hóa chất diệt côn trùng tại các vùng có nguy cơ để phòng dịch sốt xuất huyết, sốt rét và các dịch bệnh khác do côn trùng truyền; triển khai sử dụng các loại vắc xin phòng bệnh khi có chỉ định; khôi phục các cơ sở y tế, sửa chữa các nhà, trạm bị hỏng; củng cố tủ thuốc đảm bảo đủ thuốc thiết yếu phục vụ nhân dân…

Hằng ngày, người dân xã Nam Phương Tiến phải di chuyển, chung sống trong làn nước và môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi đủ loại chất thải tồn đọng lâu ngày (ảnh chụp ngày 6/8/2018). Ảnh: Thành Đạt – TTXVN
Hằng ngày, người dân xã Nam Phương Tiến phải di chuyển, chung sống trong làn nước và môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi đủ loại chất thải tồn đọng lâu ngày (ảnh chụp ngày 6/8/2018). Ảnh: Thành Đạt – TTXVN

Bộ Y tế khuyến cáo: Đối với nước dùng để ăn uống, trong trường hợp giếng nước bị ngập, cách đơn giản nhất là người dân có thể dùng phèn chua hoặc lọc bằng vải sạch. Trong thời gian lũ lụt, người dân không ăn rau sống lấy từ vùng ngập lụt. Trong trường hợp không có điều kiện đun nấu, tốt nhất là sử dụng các loại mỳ ăn liền đóng gói, thức ăn đóng hộp, nước uống đóng chai còn nguyên vẹn. Nước dùng cho ăn uống phải được khử trùng và đun sôi. Các nguồn thực phẩm cứu trợ phải có nguồn gốc và còn hạn sử dụng. Trong khi ngập lụt, gia súc gia cầm phải được quản lý chặt chẽ, không thả rông tránh làm ô nhiễm môi trường; làm vệ sinh chuồng trại và tẩy uế hàng ngày bằng các loại hóa chất thông thường như vôi bột, Cloramin B. Nếu thấy gia súc, gia cầm có biểu hiện mắc bệnh, người dân phải cách ly hoặc đem tiêu hủy (chôn hoặc đốt) theo đúng qui định…

Hằng ngày, người dân xã Nam Phương Tiến phải di chuyển, chung sống trong làn nước và môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi đủ loại chất thải tồn đọng lâu ngày (ảnh chụp ngày 6/8/2018). Ảnh: Thành Đạt – TTXVN
Hằng ngày, người dân xã Nam Phương Tiến phải di chuyển, chung sống trong làn nước và môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi đủ loại chất thải tồn đọng lâu ngày (ảnh chụp ngày 6/8/2018). Ảnh: Thành Đạt – TTXVN

Để chủ động phòng chống dịch trong mùa mưa lũ, người dân nên lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, ăn thức ăn nấu chín và nước đun sôi; thường xuyên rửa tay với xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Người dân cần thực hiện vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa chân sạch và lau khô các kẽ ngón chân sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị nhiễm bẩn; tiêu diệt lăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ô tô… hoặc các hốc nước tự nhiên để không cho muỗi đẻ trứng.

Hằng ngày, người dân xã Nam Phương Tiến phải di chuyển, chung sống trong làn nước và môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi đủ loại chất thải tồn đọng lâu ngày (ảnh chụp ngày 6/8/2018). Ảnh: Thành Đạt – TTXVN
Hằng ngày, người dân xã Nam Phương Tiến phải di chuyển, chung sống trong làn nước và môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi đủ loại chất thải tồn đọng lâu ngày (ảnh chụp ngày 6/8/2018). Ảnh: Thành Đạt – TTXVN

Người dân nên mắc màn khi ngủ kể cả ban ngày; thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng hóa chất để khử trùng nước ăn uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, người dân cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất.
Thu Phương

Có thể bạn quan tâm