Đảm bảo cho phụ nữ, trẻ em và đồng bào dân tộc được sống trong môi trường trong lành ở Quảng Bình

Thông qua mô hình "Một hố rác - Một cây xanh", dự án đã hỗ trợ 180 cây vú sữa Lò Rèn cho bà con hai xã Vạn Ninh và Trường Xuân, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình. Ảnh: Võ Dung - TTXVN
Thông qua mô hình "Một hố rác - Một cây xanh", dự án đã hỗ trợ 180 cây vú sữa Lò Rèn cho bà con hai xã Vạn Ninh và Trường Xuân, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình. Ảnh: Võ Dung - TTXVN

Ngày 27/10, tại thành phố Đồng Hới, Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Bình tổ chức hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện dự án “Nâng cao nhận thức và hiểu biết pháp luật về bảo vệ môi trường cho phụ nữ, trẻ em và đồng bào dân tộc thiểu số đảm bảo thực hiện quyền được sống trong môi trường trong lành”.

Đảm bảo cho phụ nữ, trẻ em và đồng bào dân tộc được sống trong môi trường trong lành ở Quảng Bình ảnh 1Thông qua mô hình "Một hố rác - Một cây xanh", dự án đã hỗ trợ 180 cây vú sữa Lò Rèn cho bà con hai xã Vạn Ninh và Trường Xuân, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình. Ảnh: Võ Dung - TTXVN

Dự án do Liên minh châu Âu tài trợ và được Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Bình triển khai tại hai xã Vạn Ninh và Trường Xuân, huyện Quảng Ninh. Theo khảo sát, đây là các địa phương bị ô nhiễm không khí và tiếng ồn từ hoạt động khai thác của các mỏ đá và nhà máy sản xuất xi măng đóng trên địa bàn. Mục tiêu của dự án là nâng cao nhận thức và hiểu biết pháp luật về bảo vệ môi trường, góp phần cải thiện khả năng ứng phó, cũng như cách tự bảo vệ bản thân trước những nguy cơ ô nhiễm không khí và tiếng ồn, đảm bảo thực hiện quyền được sống trong môi trường trong lành.

Đảm bảo cho phụ nữ, trẻ em và đồng bào dân tộc được sống trong môi trường trong lành ở Quảng Bình ảnh 2Các em học sinh nhận giải thưởng qua cuộc thi “Tìm hiểu Luật bảo vệ môi trường năm 2020” và “Cùng em bảo vệ môi trường trong lành”... Ảnh: Võ Dung - TTXVN

Bà Đỗ Thị Bích Thủy, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Bình đánh giá: Dự án hướng đến nhóm đối tượng yếu thế là phụ nữ, trẻ em và đồng bào dân tộc thiểu số Bru-Vân Kiều sinh sống ở hai xã Trường Xuân và Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh. Sau một năm triển khai (từ tháng 11/2021 đến tháng 10/2022), với sự phối hợp hỗ trợ từ các đơn vị, chính quyền, Quỹ Thúc đẩy sáng kiến tư pháp và nhân dân địa bàn, dự án đã mang lại những kết quả tích cực, góp phần lan tỏa những hành vi, nhận thức, thông điệp ý nghĩa về bảo vệ môi trường đến với cộng đồng. Theo đó, nhận thức cộng đồng về quyền và cách thức thực hiện quyền phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam ngày càng được nâng cao với hơn 1.900 người được tiếp cận và nâng cao nhận thức pháp luật, đạt 126,8%; khả năng tiếp cận các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ pháp lý và đại diện bào chữa được tăng cường, đạt 160%; hoàn thiện khung pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Đảm bảo cho phụ nữ, trẻ em và đồng bào dân tộc được sống trong môi trường trong lành ở Quảng Bình ảnh 3Dự án hỗ trợ thùng rác cho các điểm trường và nhà văn hóa ở 2 xã dự án là Vạn Ninh và Trường Xuân, huyện Quảng Ninh. Ảnh: Võ Dung - TTXVN

Trong quá trình triển khai dự án, các câu lạc bộ, mô hình bảo vệ môi trường đã được thành lập và triển khai rất sáng tạo, linh hoạt và hoạt động hiệu quả như: câu lạc bộ “Cùng nhau bảo vệ môi trường trong lành”; các mô hình “Hạn chế sử dụng túi nilon”, “Phân loại rác tại nguồn”, “Một hố rác-một cây xanh”; các cuộc thi “Tìm hiểu Luật Bảo vệ môi trường năm 2020” và “Cùng em bảo vệ môi trường trong lành”...

Đảm bảo cho phụ nữ, trẻ em và đồng bào dân tộc được sống trong môi trường trong lành ở Quảng Bình ảnh 4Các đại biểu tham quan các tác phẩm đạt giải trong cuộc thi “Tìm hiểu Luật bảo vệ môi trường năm 2020” và “Cùng em bảo vệ môi trường trong lành”... trưng bày tại hội nghị. Ảnh: Võ Dung - TTXVN

Những hoạt động ý nghĩa đã giúp lan tỏa kiến thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng, góp phần thay đổi hành vi bảo vệ môi trường của người dân bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Đặc biệt, các đối tượng phụ nữ, trẻ em và nhất là đồng bào dân tộc thiểu số Bru-Vân Kiều tại hai xã Vạn Ninh và Trường Xuân ngày càng tự tin, mạnh dạn hơn trong việc tuyên truyền kiến thức pháp luật và nhiệt tình tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.

Đảm bảo cho phụ nữ, trẻ em và đồng bào dân tộc được sống trong môi trường trong lành ở Quảng Bình ảnh 5Các cuộc thi “Tìm hiểu Luật bảo vệ môi trường năm 2020” và “Cùng em bảo vệ môi trường trong lành”... tổ chức trong nhà trường ở các xã thực hiện dự án đã thu hút sự tham gia đông đảo của các em học sinh. Ảnh: Võ Dung - TTXVN

Chị Hồ Thị Tiên, xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình cho biết: Xã Trường Xuân là một xã miền núi, có nhiều đồng bào dân tộc Bru-Vân Kiều sinh sống. Được sự tài trợ của dự án và hỗ trợ của Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển, đến nay, nhân dân trong bản đã cơ bản thay đổi về nhận thức trong công tác xử lý rác thải và bảo vệ môi trường sống, biết chôn lấp xác động vật chết, chủ động phân loại rác thải, ủ rác thải tạo thành phân hữu cơ vi sinh phục vụ sản xuất nông nghiệp. Bà con cũng tích cực tuyên truyền để dân làng cùng chung tay bảo vệ môi trường, cải thiện môi trường sống, phổ biến kinh nghiệm góp phần giữ gìn, bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp… Bà con rất mong các hoạt động của dự án tiếp tục được quan tâm hỗ trợ để cuộc sống của đồng bào ngày một phát triển.

Đảm bảo cho phụ nữ, trẻ em và đồng bào dân tộc được sống trong môi trường trong lành ở Quảng Bình ảnh 6Trong quá trình triển khai dự án, các câu lạc bộ, mô hình bảo vệ môi trường đã được thành lập và triển khai rất sáng tạo, linh hoạt và hoạt động hiệu quả, thu hút đông đảo người dân hai xã Vạn Ninh, Trường Xuân tham gia. Ảnh: Võ Dung - TTXVN

Ông Nguyễn Công Huy, Phó Giám đốc Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Quảng Bình cho biết: Qua một năm thực hiện dự án, có nhiều vấn đề về môi trường được giải quyết và cải thiện. Các đơn vị doanh nghiệp ở hai xã dự án đã định kỳ phun nước để giảm bụi trên đường xe tải đi qua khu dân cư, xe tải chở hàng đều có phủ bạt. Việc nổ mìn khai thác đá thực hiện theo giờ quy định, có cảnh báo cho người dân. Các doanh nghiệp áp dụng công nghệ nổ mìn cải tiến làm giảm độ rung chấn và phát thải bụi. Riêng ở xã Trường Xuân, các xe tải chở đá đi đường tránh, chỉ còn gây bụi cho một cộng đồng dân cư bản Khe Ngang. Ngoài ra, qua phiếu quan trắc môi trường do một trung tâm tư vấn độc lập thực hiện trong năm 2021 và 2022 ở doanh nghiệp thực hiện dự án cho thấy, tại các điểm quan trắc cả nơi sản xuất và những điểm liên quan khu dân cư, các chỉ số môi trường về ô nhiễm khí, bụi, nước và âm thanh đều dưới các mốc quy định theo Tiêu chuẩn Việt Nam. Các cơ quan chức năng trên địa bàn cũng tăng cường giám sát, kiểm tra, theo dõi quá trình tuân thủ công tác bảo vệ môi trường của doanh nghiệp.

Đảm bảo cho phụ nữ, trẻ em và đồng bào dân tộc được sống trong môi trường trong lành ở Quảng Bình ảnh 7Dự án mang lại những kết quả tích cực, góp phần lan toả những hành vi, nhận thức, thông điệp ý nghĩa về bảo vệ môi trường đến với cộng đồng. Ảnh: Võ Dung - TTXVN

Tuy nhiên, việc triển khai dự án cũng gặp không ít khó khăn, như: nhận thức của người dân về ý thức bảo vệ môi trường còn hạn chế; các văn bản tuyên truyền về pháp luật, nhất là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 còn chưa được phổ biến, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số Bru-Vân Kiều; khó khăn trong việc tiếp cận các doanh nghiệp, các công ty khi trao đổi vấn đề pháp luật bảo vệ môi trường. Ngoài ra, dự án cũng bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên một số hoạt động cũng phải điều chỉnh phù hợp nhằm đảm bảo mục tiêu kế hoạch đề ra.

Đảm bảo cho phụ nữ, trẻ em và đồng bào dân tộc được sống trong môi trường trong lành ở Quảng Bình ảnh 8Người dân hai xã thực hiện dự án được hỗ trợ các tấm lưới chắn bụi dọc các tuyến đường nhằm giảm bớt ảnh hưởng khói bụi từ các cơ sở khai thác đá, nhà máy xi măng. Ảnh: Võ Dung - TTXVN

Võ Dung

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm