Đắk Tô xây dựng cánh đồng lớn

Nhờ linh hoạt trong công tác tuyên truyền, vận động, huyện Đắk Tô (Kon Tum) đã và đang triển khai thực hiện khá hiệu quả chương trình xây dựng cánh đồng lớn, giúp nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc trên địa bàn.

Dak To xay dung canh dong lon hinh anh 1Đồng bào dân tộc Xê-đăng hưởng ứng dồn đổi đất ruộng xây dựng cánh đồng lớn, đem lại niểm vui trong thu hoạch. Ảnh: Văn Phương

Trước đây, đồng bào các dân tộc ở Đắk Tô thường sản xuất nông nghiệp theo hướng tự phát, nhỏ lẻ, năng suất thấp, giá trị sản phẩm chưa cao... Theo ông Tưởng Văn Khanh, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đắk Tô, nhằm tạo đột phá trong sản xuất nông nghiệp, huyện đã quy hoạch vùng sản xuất, định hướng xây dựng một loại cây trồng chính theo từng xã; đồng thời vận động đồng bào chuyển sang trồng cùng một loại cây, vừa đảm bảo cây trồng được tập trung, vừa đảm bảo đạt tiêu chí về cánh đồng lớn. Với cách làm sáng tạo, linh hoạt trong công tác tuyên truyền, vận động, đồng thời có cam kết tìm doanh nghiệp thu mua sản phẩm, hỗ trợ vốn, khoa học - kỹ thuật... nên việc quy hoạch vùng sản xuất của Đắk Tô được đồng bào các dân tộc nhiệt tình hưởng ứng. Nhờ vậy, huyện đã hình thành được 6 cánh đồng lớn.

Dak To xay dung canh dong lon hinh anh 2Đồng bào dân tộc chuẩn bị cây giống mắc ca để trồng tập trung thành cánh đồng lớn. Ảnh: Văn Phương

Đó là cánh đồng mía diện tích 12,7 ha ở xã Ngọc Tụ; 5 cánh đồng lúa nước đều có diện tích trên 5ha tại xã Diên Bình, Ngọc Tụ, Kon Đào, Đăk Trăm và thị trấn Đắk Tô.

Dak To xay dung canh dong lon hinh anh 3

Thị trấn Đắk Tô phát triển sản xuất rau an toàn tập trung thành cánh đồng lớn, góp phần nâng cao giá trị sản xuất và thu nhập của đồng bào dân tộc. Ảnh: Văn Phương

Dak To xay dung canh dong lon hinh anh 4Đắk Tô phát triển diện tích chanh dây theo vùng, khai thác lợi thế của từng địa phương. Ảnh: Văn Phương

Đặc biệt, cánh đồng lúa ở xã Ngọc Tụ sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP với sản phẩm Nếp cái hoa vàng được xếp hạng OCOP 4 sao cấp huyện. “Kể từ khi có chủ trương xây dựng cánh đồng lớn, ngoài việc xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, đồng bào đã chuyển sang trồng giống lúa mới Hương Thơm cho năng suất cao hơn từ 500 - 600 kg/ha so với giống lúa cũ. Vì vậy, đồng bào rất mừng và ủng hộ chủ trương xây dựng cánh đồng lớn” - ông Trương Đình Tuệ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Đăk Trăm phấn khởi nói.

Dak To xay dung canh dong lon hinh anh 5Người dân Đắk Tô tích cực dồn đổi ruộng đất xây dựng cánh đồng lớn trồng cà phê theo quy hoạch . Ảnh: Văn Phương
Dak To xay dung canh dong lon hinh anh 6Đồng bào Xê-đăng ở huyện Đắk Tô được định hướng phát triển cây ăn quả theo vùng, khai thác lợi thế của từng địa phương. Ảnh: Văn Phương

Để thực hiện tốt chương trình đột phá trong sản xuất nông nghiệp, thời gian tới, Đắk Tô sẽ duy trì sản xuất tại các cánh đồng lớn, đồng thời tiếp tục phát triển cánh đồng lớn tại các xã còn lại với các loại cây trồng phù hợp, vừa nâng cao hiệu quả và giá trị sản xuất của sản phẩm nông nghiệp, vừa nâng cao đời sống, thu nhập cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn.

Văn Phương

Tin liên quan

Áp dụng máy cấy vào sản xuất lúa: Cần những cánh đồng lớn

Vụ Hè Thu năm 2021, Trung tâm giống nông nghiệp thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên triển khai cấy máy bằng mạ khay cho các địa phương ở huyện Ân Thi, Phù Cừ, Tiên Lữ với diện tích trên 50ha. Mô hình này đang được coi là giải pháp cơ giới hoá giúp giải phóng sức lao động, giảm chi phí sản xuất. Tuy nhiên, trên thực tế mô hình này vẫn chưa được triển khai rộng rãi do vẫn còn những tồn tại.


Kon Tum chủ động nguồn nước tưới, ứng phó với cao điểm mùa khô ở Tây Nguyên

Tỉnh Kon Tum cũng như khu vực Tây Nguyên đang bước vào giai đoạn cao điểm của mùa khô năm 2020 – 2021. Trước những diễn biến phức tạp của thời tiết, ngành nông nghiệp tỉnh triển khai nhiều biện pháp nhằm ứng phó với tình hình hạn hán có thể xảy ra. Đồng thời, yêu cầu các đơn vị trực thuộc và các địa phương chủ động nguồn tưới, điều tiết nước đảm bảo phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.


Kiên Giang: Nhân rộng mô hình sản xuất lúa theo cánh đồng lớn gắn với tiêu thụ

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, trong vụ Hè Thu và Thu Đông 2020 hiện nay, tỉnh xây dựng 66 cánh đồng lớn sản xuất lúa, tổng diện tích hơn 11.580 ha, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm, nâng số cánh đồng lớn thực hiện năm 2020 là 100 cánh đồng, với tổng diện tích hơn 30.670 ha.


Xây dựng cánh đồng lớn, liên kết bao tiêu lúa gạo ở Bạc Liêu

Việc xây dựng cánh đồng lớn gắn với bao tiêu sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc tái cơ cấu và hướng đến sản xuất hàng hóa lớn của ngành nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu. Tỉnh đã hình thành vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao với tổng diện tích lên đến hơn 62.000 ha, gieo trồng 2 đến 3 vụ lúa/năm.


Vì sao mô hình cánh đồng lớn dù hiệu quả vẫn khó mở rộng?

Mô hình "cánh đồng lớn" (trước đây gọi là cánh đồng mẫu lớn) liên kết sản xuất lúa được triển khai thực hiện tại Đồng bằng sông Cửu Long từ năm 2011. Đến nay, cả vùng có khoảng 380.000 ha nằm trong mô hình, chiếm 9,2% diện tích gieo trồng lúa của vùng. Tuy nhiên, mô hình đã được chứng minh đem lại lợi ích lớn cho ngành lúa gạo này đang có nguy cơ giảm diện tích vì doanh nghiệp thiếu vốn.



Đề xuất