Đắk Nông phân bổ gần 1.050 tỷ đồng thực hiện ba chương trình mục tiêu quốc gia

Để gìn giữ bản sắc văn hóa không bị mai một và cải thiện thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số, thời gian qua, tỉnh Đắk Nông đã tạo nhiều điều kiện để mở các lớp dạy nghề dệt thổ cẩm cho phụ nữ các buôn làng. Ảnh: TTXVN phát
Để gìn giữ bản sắc văn hóa không bị mai một và cải thiện thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số, thời gian qua, tỉnh Đắk Nông đã tạo nhiều điều kiện để mở các lớp dạy nghề dệt thổ cẩm cho phụ nữ các buôn làng. Ảnh: TTXVN phát

Sở Kế hoạch và Đầu tư Đắk Nông vừa có báo cáo phân bổ ngân sách nhà nước năm 2023 để thực hiện ba chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh. Mục tiêu của ba chương trình trong năm 2023 là giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân ít nhất 3%; giảm tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số ít nhất 5%; và toàn tỉnh có thêm 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Đắk Nông phân bổ gần 1.050 tỷ đồng thực hiện ba chương trình mục tiêu quốc gia ảnh 1Để gìn giữ bản sắc văn hóa không bị mai một và cải thiện thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số, thời gian qua, tỉnh Đắk Nông đã tạo nhiều điều kiện để mở các lớp dạy nghề dệt thổ cẩm cho phụ nữ các buôn làng. Ảnh: TTXVN phát

Cụ thể, Đắk Nông dự kiến phân bổ gần 1.050 tỷ đồng để thực hiện ba chương trình mục tiêu quốc giao gồm: xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và giảm nghèo bền vững; trong đó, vốn ngân sách trung ương gần 855 tỷ đồng; ngân sách địa phương gần 195 tỷ đồng.

Việc phân bổ cho ba chương trình cụ thể như sau: chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi hơn 480 tỷ đồng; chương trình giảm nghèo bền vững hơn 330 tỷ đồng; và chương trình xây dựng nông thôn mới hơn 237 tỷ đồng.

Dự kiến, các sở, ngành liên quan, UBND các huyện thành phố sẽ triển khai một số nội dung, dự án cụ thể, bao gồm: hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng, kinh tế - xã hội các huyện nghèo; đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết; phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị; đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Ngọc Minh

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm