Đắk Nông nâng chất lượng dạy và học gắn với triển khai Chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới

Đắk Nông vừa ban hành Chương trình số 28-CTr/TU về thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XII nhằm nâng cao chất lượng dạy và học gắn với việc triển khai Chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới trên địa bàn giai đoạn 2021-2025.

Dak Nong nang chat luong day va hoc gan voi trien khai Chuong trinh sach giao khoa giao duc pho thong moi hinh anh 1 Tỉnh Đắk Nông phấn đấu năm học 2024-2025 hoàn thành 100% kết quả thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới. Ảnh: Nguyên Dung-TTXVN

Mục tiêu của chương trình là nâng cao chất lượng dạy và học, đảm bảo năm học 2024-2025 hoàn thành 100% kết quả thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong đó, tỷ lệ hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi đạt 100%; tỷ lệ tốt nghiệp Trung học phổ thông đạt 99,5%; trường chuẩn quốc gia 55,3%.

Đối với bậc giáo dục phổ thông, ngành Giáo dục tỉnh ưu tiên kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; chuyển dần từ nền giáo dục nặng về truyền đạt kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực. Ở bậc giáo dục thường xuyên, Đắk Nông bảo đảm cơ hội cho mọi người, nhất là vùng nông thôn, khó khăn, đối tượng chính sách được học tập nâng cao kiến thức, trình độ, kỹ năng. Tỉnh cũng tạo điều kiện thuận lợi để người lao động chuyển đổi nghề, bảo đảm công tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục bền vững.

Dak Nong nang chat luong day va hoc gan voi trien khai Chuong trinh sach giao khoa giao duc pho thong moi hinh anh 2Giai đoạn 2015-2020, sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Đắk Nông có bước phát triển mạnh, toàn diện cả về quy mô, số lượng và chất lượng. Ảnh: Nguyên Dung-TTXVN

Về giải pháp, Đắk Nông chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp; tiếp tục hoàn thiện quy hoạch mạng lưới trường, lớp theo hướng chuẩn hóa của quốc gia; bảo đảm cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, sách giáo khoa, sách giáo dục địa phương thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Đắk Nông đặc biệt quan tâm đến đối tượng học sinh là người dân tộc thiểu số. Tỉnh phấn đấu tập trung các nguồn lực phát triển giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Đặc biệt, ngành Giáo dục tỉnh chú trọng nâng cao chất lượng dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số và dạy tiếng dân tộc thiểu số trong trường phổ thông để đảm bảo sự đồng đều về chất lượng giáo dục và thực hiện chính sách dân tộc trong giáo dục.

Dak Nong nang chat luong day va hoc gan voi trien khai Chuong trinh sach giao khoa giao duc pho thong moi hinh anh 3 Tỉnh Đắk Nông ưu tiên tập trung nguồn lực phát triển giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Ảnh: Nguyên Dung-TTXVN

Đến thời điểm hiện tại, Đắk Nông có 156 trường chuẩn quốc gia (tăng 83 trường so với năm 2014). Tỉnh có 5.330 phòng học và phòng bộ môn, trong đó, số phòng kiên cố và bán kiên cố gần 5.300 phòng (chiếm 98,82%), tạm mượn 43 phòng. Tỉnh có 100% học sinh lớp 1 được ưu tiên bố trí 1 lớp/phòng và đủ tỷ lệ 1,5 giáo viên/lớp để tổ chức dạy học 2 buổi/ngày; 100% cán bộ quản lý và giáo viên được tập huấn thực hiện chương trình mới theo đúng lộ trình và kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trong giai đoạn 2015-2020, ngành Giáo dục tỉnh Đắk Nông đã có nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo có bước phát triển mạnh, toàn diện cả về quy mô, số lượng và chất lượng. Quy mô giáo dục, mạng lưới trường lớp từ mầm non đến trung học phổ thông được quy hoạch, phát triển hợp lý, đáp ứng nhu cầu học tập của người dân. Tuy nhiên, chất lượng giáo dục và đào tạo vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục của tỉnh. Việc đầu tư cho giáo dục và cơ cấu tài chính còn chưa hợp lý, chưa đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Nguyên Dung

Tin liên quan

Tổng kết một năm triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018: Kiên định mục tiêu đổi mới

Ngày 20/8, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết một năm thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn và Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh đồng chủ trì hội nghị.


Đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với chương trình, sách giáo khoa mới ở Thành phố Hồ Chí Minh

Sau 2 tháng thực hiện chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới ở Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, dù cả giáo viên và học sinh đều gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp cận nhưng đã dần ổn định, học sinh theo kịp bài học. Theo lãnh đạo ngành Giáo dục Thành phố, yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông mới (2018) là hướng đến phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, đòi hỏi phải có quá trình, không nên nóng vội thực hiện sẽ đi chệch mục tiêu đề ra.


Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ lấy ý kiến góp ý mở rộng trước khi phê duyệt sách giáo khoa mới

Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 đang tổ chức thẩm định vòng 2 và dự kiến, sách giáo khoa mới năm nay sẽ được ban hành sớm hơn so với năm trước. Tuy nhiên, rút kinh nghiệm việc chỉ đạo biên soạn, tổ chức thẩm định sách giáo khoa lớp 1 trong thời gian vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ thực hiện một số điều chỉnh quan trọng trong khâu thẩm định nhằm bảo đảm chất lượng các bộ sách.



Đề xuất