Đắk Mil từng bước hình thành diện mạo đô thị

Trung tâm thị trấn Đắk Mil ngày nay. Ảnh: Hưng Thịnh
Trung tâm thị trấn Đắk Mil ngày nay. Ảnh: Hưng Thịnh

Đắk Mil là huyện nằm ở phía Bắc của tỉnh Đắk Nông, cách thành phố Gia Nghĩa khoảng 60 km. Phát huy nội lực, tranh thủ tốt nguồn lực đầu tư của trung ương và tỉnh, từ vùng “đất lửa” trong những năm chiến tranh, đến nay, Đắk Mil đã đổi thay hoàn toàn với những vùng cà phê, cao su xanh ngắt, xen lẫn là những trung tâm thị trấn, thị tứ sầm uất, nhộn nhịp…

Đắk Mil từng bước hình thành diện mạo đô thị ảnh 1Trung tâm thị trấn Đắk Mil ngày nay. Ảnh: Hưng Thịnh

Huyện Đắk Mil có diện tích tự nhiên 68.299 ha, dân số khoảng 106.000 người gồm 19 dân tộc, chủ yếu là người Kinh, M’nông, Ê-đê, Tày, Nùng… Đây là địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao (năm 2020 đạt 8,87%), thu nhập bình quân trên 62,5 triệu đồng/người/năm.

Đắk Mil từng bước hình thành diện mạo đô thị ảnh 2Đến Đắk Mil hôm nay, không khó để nhận thấy những vùng trồng cây công nghiệp, cây ăn trái rộng lớn. Ảnh: Hưng Thịnh

Đến Đắk Mil hôm nay, không khó để nhận thấy những vùng cây công nghiệp, cây ăn trái, trang trại chăn nuôi rộng lớn. Những năm qua, phát huy tiềm năng, lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng, đồng bào tích cực phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, từng bước hình thành các vùng chuyên canh cà phê, hồ tiêu, cao su…; vùng trồng cây ăn trái như sầu riêng, bơ, cây có múi… Mô hình kinh tế trang trại phát triển khá với tổng đàn đạt gần 400.000 con các loại. Nhờ áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, Đắk Mil đã có 13 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP (Chương trình Mỗi xã/phường một sản phẩm) từ 3 - 4 sao cấp tỉnh, điển hình như cà phê bột Đắk Đam của Hợp tác xã nông nghiệp Công Bằng Thuận An, dầu Sachi của Công ty cổ phần Sachi Tây Nguyên…

Đắk Mil từng bước hình thành diện mạo đô thị ảnh 3Đắk Mil bảo tồn, phát triển nghề đan lát truyền thống, góp phần tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc. Ảnh: Hưng Thịnh
Đắk Mil từng bước hình thành diện mạo đô thị ảnh 4Với những chính sách đặc thù, chất lượng giáo dục dân tộc trên địa bàn huyện được nâng lên và có nhiều chuyển biến tích cực. Ảnh: Hưng Thịnh

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), Đắk Mil đầu tư hàng trăm tỷ đồng để cứng hóa 215 km đường giao thông, nâng cấp 10 công trình thủy lợi, xây mới 135 phòng học, 29 công trình nước sạch… Đến nay, toàn huyện đã có 5 xã đạt chuẩn NTM, phấn đấu đến hết năm 2022 có 9/9 xã đạt chuẩn NTM, 6 xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Trong giai đoạn 2023 - 2025, Đắk Mil được công nhận là huyện NTM và thị xã NTM.

Đắk Mil từng bước hình thành diện mạo đô thị ảnh 5Việc giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ luôn được địa phương quan tâm, chú trọng. Ảnh: Hưng Thịnh
Đắk Mil từng bước hình thành diện mạo đô thị ảnh 6Đắk Mil chú trọng gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của đồng bào. Ảnh:Tư liệu

Ông Nguyễn Ngọc Lũy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Đắk Mil cho biết: “Huyện đang tập trung nguồn lực để đẩy mạnh xây dựng NTM, phát triển nông nghiệp theo hướng tăng cường ứng dụng công nghệ cao, hình thành các vùng chuyên canh, sản xuất tập trung. Đắk Mil cũng định hướng phát triển thương mại, dịch vụ, tập trung hoàn thiện hạ tầng đô thị tại thị trấn Đắk Mil và các vùng phụ cận với mục tiêu xây dựng Đắk Mil thành thị xã trước năm 2025”.

Hưng Thịnh

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm