Đắk Lắk chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua Chương trình Mỗi xã một sản phẩm

Ngày 12/10, tại thành phố Buôn Ma Thuột, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị tuyên truyền nâng cao nhận thức của hệ thống chính trị và cộng đồng về Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2022.

Dak Lak chuyen dich co cau kinh te thong qua Chuong trinh Moi xa mot san pham hinh anh 1Lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk trao chứng nhận Công nhận sản phẩm OCOP cho các chủ thể đã đạt được trong năm 2021. Ảnh: Nguyên Dung – TTXVN

Phó Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Y Biêr Niê cho biết, thực hiện sau 4 năm triển khai theo Quyết định số 490/QĐ-TTg, ngày 7/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ, các sản phẩm OCOP tại Đắk Lắk đã nhanh chóng khẳng định vị thế, được thị trường đón nhận tích cực. Từ đó, giúp người nông dân mở rộng quy mô sản xuất, tăng giá trị sản phẩm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống của nhân dân và thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí "Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới… Qua Chương trình OCOP đã phát hiện nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả, sáng tạo, góp phần nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm nông nghiệp của tỉnh.

Dak Lak chuyen dich co cau kinh te thong qua Chuong trinh Moi xa mot san pham hinh anh 2Ông Y Biêr Niê, Phó Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk phát biểu Khai mạc hội nghị. Ảnh: Nguyên Dung – TTXVN

Tuy nhiên, qua thời gian triển khai, các giải pháp hỗ trợ đối với chủ thể của các sản phẩm OCOP vẫn chưa thực sự được quan tâm, đặc biệt là vấn đề nâng cao năng lực quản trị, chế biến và thương mại sản phẩm. Bên cạnh đó, quy mô sản phẩm OCOP của các chủ thể còn khiêm tốn, xúc tiến thương mại manh mún, thiếu tính đồng bộ, chưa tạo được điểm nhấn nổi trội, đặc sắc để tạo dựng hình ảnh, giá trị thương mại, thay đổi nhận thức của người tiêu dùng đối với sản phẩm và thương hiệu OCOP của tỉnh.

Với phương châm “Chất lượng làm nên thương hiệu”, hệ thống chính trị của tỉnh Đắk Lắk cần tiếp tục quan tâm đầu tư nhân lực, cơ sở vật chất, sự tự nguyện tham gia của các thành phần kinh tế, nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất, chuyên nghiệp hóa và gia tăng giá trị sản phẩm OCOP. Việc thúc đẩy Chương trình OCOP phát triển đúng hướng, đảm bảo chất lượng và hiệu quả, sẽ góp phần thiết thực vào thành công của chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, góp phần hoàn thành mục tiêu có 200 sản phẩm OCOP vào năm 2025 và 300 sản phẩm OCOP vào năm 2030 theo Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 20/12/2021 của Tỉnh ủy đã đề ra.

Dak Lak chuyen dich co cau kinh te thong qua Chuong trinh Moi xa mot san pham hinh anh 3UBND tỉnh Đắk Lắk đã công bố và trao chứng nhận Công nhận sản phẩm OCOP cho các chủ thể đã đạt được trong năm 2021. Ảnh: Nguyên Dung – TTXVN

Ông Trần Văn Ơn, Phó giáo sư, Tiến sỹ, chuyên gia Chương trình OCOP quốc gia chia sẻ tại hội nghị về lợi ích khi tham gia OCOP; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức kinh tế trong việc triển khai Chương trình OCOP; những thuận lợi, khó khăn trong chỉ đạo, điều hành và thực hiện…

Để Chương trình OCOP phát huy hiệu quả, ông Nguyễn Hoài Dương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk đề nghị, thời gian tới, tỉnh cần huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở. Đặc biệt là vai trò của lãnh đạo cấp xã trong việc tuyên truyền phát triển sản phẩm, xây dựng các phương án sản xuất kinh doanh trên địa bàn đối với sản phẩm OCOP.

Dak Lak chuyen dich co cau kinh te thong qua Chuong trinh Moi xa mot san pham hinh anh 4Ông Nguyễn Hoài Dương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nguyên Dung – TTXVN

Tỉnh Đắk Lắk xác định sản phẩm OCOP là tiêu chí quan trọng trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, nên các cơ quan, ban, ngành cần đẩy mạnh tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương về mục tiêu, quan điểm và cách thức triển khai Đề án OCOP để người dân hiểu và chủ động tham gia chương trình; khuyến khích tạo điều kiện và hỗ trợ các ý tưởng phát triển sản phẩm tại cộng đồng dân cư, thành lập các tổ chức sản xuất trên địa bàn...

Dịp này, UBND tỉnh Đắk Lắk đã công bố và trao chứng nhận Công nhận sản phẩm OCOP cho các chủ thể đã đạt được trong năm 2021. Đến nay, sau 4 năm triển khai, tỉnh Đắk Lắk đã có 72 sản phẩm OCOP đạt từ 3 - 4 sao; trong đó, 8 sản phẩm đạt OCOP 4 sao, 64 sản phẩm đạt OCOP 3 sao.

Nguyên Dung

Tin liên quan

Sản phẩm OCOP quốc gia (Bài cuối)

Chương trình OCOP quốc gia giai đoạn 2021-2025, phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất 10.000 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên, trong đó ít nhất khoảng 400-500 sản phẩm OCOP đạt 5 sao; củng cố và nâng cấp ít nhất 50% sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng.


Sản phẩm OCOP quốc gia (Bài 3)

Chương trình OCOP đã góp phần giúp khu vực nông thôn phát triển các nhóm sản phẩm hàng hóa đặc thù, gia tăng giá trị nông sản, nhưng nhiều sản phẩm chưa thật sự hiệu quả và chưa được tiêu thụ rộng rãi. Thực tế trong quá trình triển khai Chương trình OCOP tại 63/63 địa phương trên cả nước, các sản phẩm OCOP được phân hạng sản phẩm thông qua việc "gắn" sao cho sản phẩm. Việc đánh giá, phân hạng sản phẩm tham gia Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" là một trong những tiêu chí quan trọng để sản phẩm nông nghiệp, nông thôn của địa phương chinh phục thị trường và có cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế.


Sản phẩm OCOP quốc gia (Bài 2)

Sau thời gian phát triển rộng khắp cả nước, Chương trình OCOP "chững" lại do ảnh hưởng của dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Đến nay, Chương trình đang trong giai đoạn hồi phục sản xuất, các địa phương lại tiếp tục thực hiện mục tiêu mở rộng thêm nhiều sản phẩm OCOP độc đáo, lợi thế của địa phương để triển khai Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025.


Sản phẩm OCOP quốc gia (Bài 1)

Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" - OCOP giai đoạn 2018-2020 được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 490-QĐ/TTg ngày 7/5/2018 nhằm góp phần giúp khu vực nông thôn phát triển các nhóm sản phẩm hàng hóa đặc thù, phát triển kinh tế theo hướng phát huy nội lực, gia tăng giá trị, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.



Đề xuất