Đại hội đồng IPU-132 – sự kiện đối ngoại quan trọng của Quốc hội Việt Nam

Đại hội đồng IPU-132 – sự kiện đối ngoại quan trọng của Quốc hội Việt Nam
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến dự Lễ khai mạc và phát biểu chào mừng Đại hội IPU-132. Ảnh: TTXVN
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến dự Lễ khai mạc và phát biểu chào mừng Đại hội IPU-132. Ảnh: TTXVN 
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đọc diễn văn khai mạc Đại hội đồng IPU-132. Ảnh: TTXVN
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đọc diễn văn khai mạc Đại hội đồng IPU-132.
Ảnh: TTXVN 

Đại hội đồng IPU-132 do Quốc hội Việt Nam đăng cai tổ chức là sự kiện đối ngoại lớn nhất của Quốc hội nước ta từ trước đến nay. Đại hội có sự tham gia của hơn 160 đoàn từ các nghị viện thành viên, thành viên liên kết, quan sát viên và khách mời với hơn 1.600 đại biểu. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng được Đại hội đồng nhất trí bầu làm Chủ tịch Đại hội đồng IPU-132.

Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới Saber Chowdhury phát biểu tại Lễ khai mạc. Ảnh: TTXVN
Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới Saber Chowdhury phát biểu tại Lễ khai mạc. Ảnh: TTXVN
Toàn cảnh Lễ khai mạc Đại hội IPU-132 tại Nhà Quốc hội ở Thủ đô Hà Nội. Ảnh: TTXVN
Toàn cảnh Lễ khai mạc Đại hội IPU-132 tại Nhà Quốc hội ở Thủ đô Hà Nội.
Ảnh: TTXVN

Đại hội đồng đã thảo luận nhiều vấn đề quan trọng của nghị viện với chủ đề chung “Các mục tiêu phát triển bền vững: Biến lời nói thành hành động”. Đây là chủ đề hết sức quan trọng được IPU thảo luận vào đúng thời điểm chuẩn bị kết thúc 15 năm (2000-2015) thực hiện các Mục tiêu thiên niên kỷ (MDGs) và Liên hợp quốc đang thảo luận để chuẩn bị thông qua một Chương trình nghị sự về phát triển cho giai đoạn sau 2015.

Các đại biểu dự Lễ khai mạc. Ảnh: TTXVN
Các đại biểu dự Lễ khai mạc. Ảnh: TTXVN
 
Đại biểu thảo luận tại phiên họp. Ảnh: TTXVN
Đại biểu thảo luận tại phiên họp. Ảnh: TTXVN

Đặc biệt, Đại hội đồng IPU-132 đã thống nhất thông qua Tuyên bố Hà Nội, văn bản quan trọng phản ánh tầm nhìn, cam kết và hành động của các Nghị viện thành viên IPU vì sự phát triển bền vững, vì lợi ích của người dân, quốc gia cũng như thúc đẩy hợp tác toàn cầu… Chủ tịch IPU khẳng định, Tuyên bố Hà Nội là di sản, đóng góp của Việt Nam cho Liên minh Nghị viện Thế giới. IPU sẽ trình văn kiện này lên Đại hội đồng Liên hợp quốc vào tháng 9/2015. Tuyên bố Hà Nội với thông điệp rõ ràng về vai trò của nghị viện trong việc thực hiện Chương trình phát triển sau 2015 là đóng góp thiết thực của nghị viện và nghị sỹ các nước trên thế giới với giai đoạn phát triển mới của cộng đồng quốc tế.

Các đại biểu tham dự Phiên thảo luận chung. Ảnh: TTXVN
Các đại biểu tham dự Phiên thảo luận chung. Ảnh: TTXVN

Các Ủy ban chuyên trách của Đại hội đồng cũng thảo luận và IPU đã ra nghị quyết về các vấn đề quan trọng như: chiến tranh mạng, quản trị nước; luật pháp quốc tế trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ và nhân quyền. Các nội dung khác liên quan đến vấn đề của Liên hợp quốc, nghị sỹ trẻ, quyền của phụ nữ, Hiệp hội các Tổng Thư ký Nghị viện, bảo vệ quyền của nghị sỹ, HIV-AIDS, trẻ em, dân chủ trong kỷ nguyên kỹ thuật số, báo cáo nghị viện toàn cầu, loại bỏ nguy cơ về chiến tranh hạt nhân... Đại hội đồng cũng thông qua chủ đề khẩn cấp về “Vai trò của Nghị viện trong đấu tranh với tất cả các hành động khủng bố của các tổ chức như Đa-ít-sờ, Bô-cô Ha-ram đối với thường dân vô tội, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em” và đưa ra các khuyến nghị phù hợp.

Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam dự Phiên họp "Tư vấn về Chiến lược Toàn cầu mới cho sức khỏe phụ nữ, trẻ em và trẻ sơ sinh". Ảnh: TTXVN
Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam dự Phiên họp "Tư vấn về Chiến lược Toàn cầu mới cho sức khỏe phụ nữ, trẻ em và trẻ sơ sinh". Ảnh: TTXVN
Đại hội thông qua Tuyên bố Hà Nội. Ảnh: TTXVN
Đại hội thông qua Tuyên bố Hà Nội. Ảnh: TTXVN

Nhân dịp Đại hội đồng IPU-132, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội Việt Nam đã có các cuộc tiếp xúc song phương với lãnh đạo Quốc hội các nước.

Trong khuôn khổ hội nghị Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 132, tối 31/3/2015, tại Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân chủ trì Tiệc chiêu đãi cấp Nhà nước (Đêm Gala Giao lưu Văn hoá). Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch IPU Saber Chowdhury và các đại biểu IPU đến dự. Trong ảnh: Toàn cảnh Đêm Gala Giao lưu Văn hoá. Ảnh: TTXVN
Trong khuôn khổ hội nghị Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 132, tối 31/3/2015, tại Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân chủ trì Tiệc chiêu đãi cấp Nhà nước (Đêm Gala Giao lưu Văn hoá). Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch IPU Saber Chowdhury và các đại biểu IPU đến dự. Trong ảnh: Toàn cảnh Đêm Gala Giao lưu Văn hoá. Ảnh: TTXVN
Nhân dịp Đại hội IPU–132, Đoàn đại biểu Hiệp hội các Tổng Thư ký Nghị viện thế giới (ASGP) thăm quan Khu Di tích chùa Bái Đính và Di sản thiên nhiên thế giới Tràng An (Ninh Bình). Ảnh: TTXVN
Nhân dịp Đại hội IPU–132, Đoàn đại biểu Hiệp hội các Tổng Thư ký Nghị viện thế giới (ASGP) thăm quan Khu Di tích chùa Bái Đính và Di sản thiên nhiên thế giới Tràng An (Ninh Bình). Ảnh: TTXVN
Đại biểu các nước thăm Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). Ảnh: TTXVN
Đại biểu các nước thăm Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). Ảnh: TTXVN
Tối 1/4/2015, tại Cung Văn hóa Hữu nghị (Hà Nội), Thành phố Hà Nội tổ chức Lễ mít tinh chào mừng thành công Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 132. Trong ảnh: Biểu diễn nghệ thuật tại Lễ mít tinh. Ảnh: TTXVN
Tối 1/4/2015, tại Cung Văn hóa Hữu nghị (Hà Nội), Thành phố Hà Nội tổ chức Lễ mít tinh chào mừng thành công Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 132. Trong ảnh: Biểu diễn nghệ thuật tại Lễ mít tinh. Ảnh: TTXVN

Có thể bạn quan tâm