Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI: Sức lan tỏa từ phong trào 5 “xung kích” và 4 "đồng hành"

Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI: Sức lan tỏa từ phong trào 5 “xung kích” và 4 "đồng hành"
Đoàn Chủ tịch Đại hội. Ảnh: TTXVN
Đoàn Chủ tịch Đại hội. Ảnh: TTXVN
Các cháu thiếu nhi Thủ đô tặng hoa chúc mừng lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Đại hội. Ảnh: TTXVN
Các cháu thiếu nhi Thủ đô tặng hoa chúc mừng lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Đại hội. Ảnh: TTXVN
Phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện Là một trong hai phong trào lớn được Trung ương Đoàn tập trung triển khai giai đoạn 2012 – 2017 dưới nhiều hoạt động, hình thức, phong trào “Xung kích, tình nguyện phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc” đã có bước phát triển mới, được dư luận xã hội ghi nhận, đánh giá cao. Phong trào góp phần khẳng định vai trò tiên phong, tinh thần tình nguyện, sáng tạo của thanh niên trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, đóng góp tích cực vào quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, đồng thời tạo môi trường thực tiễn phong phú, rộng lớn để phát huy, rèn luyện đoàn viên, thanh niên.
Đại biểu dự Đại hội. Ảnh: TTXVN
 
Đại biểu dự Đại hội. Ảnh: TTXVN
Đại biểu dự Đại hội. Ảnh: TTXVN
“Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”, “Tuổi trẻ tham gia xây dựng văn minh đô thị” là hai phong trào thể hiện rõ nét tinh thần xung kích của thanh niên trong phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. 5 năm qua, đoàn viên, thanh niên cả nước đóng góp hàng triệu ngày công tham gia xây dựng, sửa chữa hơn 31.500 km đường giao thông nông thôn, gần 62.000 km kênh mương nội đồng, trên 2.800 nhà văn hóa, 5.255 nhà nhân ái, nhà bán trú dân nuôi. Các cấp bộ Đoàn tập trung đảm nhận các công trình, phần việc thanh niên tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan đô thị, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư và nếp sống văn hóa trong thanh thiếu nhi. Nhiều công trình thanh niên ở địa phương đã khẳng định tinh thần xung kích, tình nguyện của thanh niên trong việc tham gia đón nhận những nhiệm vụ khó; phát huy được giá trị theo chiều sâu với việc nâng cao hàm lượng trí tuệ, chất xám của đoàn viên, thanh niên. Trong hoạt động xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, nhiều hoạt động mới đã được triển khai và có bước phát triển như thanh niên tham gia phòng chống thiên tai, bão lũ; tiếp sức mùa thi; tiếp sức người bệnh, hiến máu tình nguyện, chăm sóc sức khỏe cộng đồng; đền ơn đáp nghĩa; tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng, chống dịch bệnh. Đánh giá về phong trào này, Bí thư thứ Nhất Trung ương Đoàn Lê Quốc Phong nhấn mạnh: Phong trào thanh niên xung kích, tình nguyện trong 5 năm qua đã được Trung ương Đoàn triển khai gắn với hoạt động cụ thể ở nhiều khu vực, nhiều đối tượng khác nhau, với sự tham gia của khoảng 16 triệu lượt đoàn viên, thanh niên, tạo ra sức ảnh hưởng và để lại ấn tượng tốt trong xã hội.
Đại biểu dự Đại hội. Ảnh: TTXVN
 
Đại biểu dự Đại hội. Ảnh: TTXVN
Đại biểu dự Đại hội. Ảnh: TTXVN
Phương thức tổ chức phong trào được đổi mới theo hướng triển khai các chương trình, chiến dịch trong các đối tượng thanh niên. Bên cạnh các Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè với hoạt động Tiếp sức mùa thi, Mùa hè xanh, Hoa phượng đỏ, Kỳ nghỉ hồng, Hành quân xanh; chương trình Tình nguyện mùa đông, Xuân tình nguyện được mở rộng cùng với nhiều hoạt động tình nguyện tại chỗ, tình nguyện thường xuyên, tình nguyện quốc tế, huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng quần chúng nhân dân, trong đó, thanh niên luôn giữ vai trò nòng cốt. 5 năm qua, phát huy tinh thần, trách nhiệm trong xung kích xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, tuổi trẻ Việt Nam đã nhiệt tình hưởng ứng các hoạt động giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; lao động sáng tạo, làm chủ khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Cuộc vận động “Nghĩa tình biên giới, hải đảo” đã thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên tham gia; tạo sự lan tỏa cao trong xã hội, đã vận động ủng hộ cán bộ, chiến sỹ, thanh thiếu nhi và nhân dân vùng biên giới, hải đảo với tổng giá trị trên 215 tỷ đồng. Các hoạt động tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đạt kết quả rõ nét, thu hút trên 5 triệu lượt thanh thiếu nhi và nhân dân tham gia; tổ chức 46 đội thanh niên tình nguyện sơ cứu, ứng cứu nhanh tai nạn giao thông trên Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên.
Đại biểu dự Đại hội. Ảnh: TTXVN
Đại biểu dự Đại hội. Ảnh: TTXVN
Đoàn viên, thanh niên đã có hàng chục nghìn sáng kiến, giải pháp hưởng ứng phong trào “Sáng tạo trẻ” với nhiều hoạt động phong phú mang lại giá trị hữu ích trong công việc và cuộc sống, toàn diện trên các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cải cách hành chính, bảo vệ môi trường, học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Điển hình như phong trào “Thanh niên Quân đội tiến quân vào khoa học và công nghệ”, Các cuộc thi Tin học trẻ, Tin học khối cán bộ, công chức trẻ, Giải thưởng Quả cầu vàng, Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học - Euréka , Nữ sinh viên tiêu biểu trong lĩnh vực kỹ thuật... Các cấp bộ Đoàn đã vận động, tổ chức cho hơn 5 triệu lượt đoàn viên, thanh niên tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu với những hoạt động vệ sinh môi trường, thu gom rác thải, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ dòng sông quê hương... Đặc biệt, nhiều mô hình can thiệp tại cộng đồng trong bảo vệ môi trường được nhân rộng như: xây dựng công trình nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh; di dời nhà tiêu, chuồng trại chăn nuôi không hợp vệ sinh ra xa nơi ở; xây lò đốt rác thải; thu gom xử lý rác thải; giữ sạch cánh đồng quê hương; huy động hàng triệu ngày công của thanh niên, vận động các nguồn lực xã hội với giá trị gần 21 tỷ đồng, triển khai nhiều công trình, phần việc cụ thể hỗ trợ nhân dân khắc phục tình trạng hạn hán ở Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và xâm nhập mặn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Khẳng định các phong trào do Đoàn phát động đã tạo môi trường để thanh niên phấn đấu, trưởng thành, phát huy được khả năng, sức sáng tạo của thanh niên; tuy nhiên, từ thực tiễn tại địa phương, Bí thư Thành Đoàn Đà Nẵng Nguyễn Duy Minh cho rằng, cần có sự chi tiết hơn nữa trong ban hành, xây dựng kế hoạch các hoạt động, có các phong trào riêng để phù hợp với từng đối tượng thanh niên như thanh niên địa bàn dân cư, thanh niên trường học, thanh niên trong các cơ quan nhà nước, thanh niên trong các doanh nghiệp và thanh niên công nhân lao động…Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp
Chương trình nghệ thuật chào mừng Đại hội. Ảnh: TTXVN
Chương trình nghệ thuật chào mừng Đại hội. Ảnh: TTXVN
Nhằm tạo môi trường thuận lợi, thúc đẩy, hỗ trợ thanh niên trong quá trình khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; cổ vũ, khuyến khích tinh thần, từng bước đáp ứng nhu cầu chính đáng của thanh niên, nhiệm kỳ 2012 – 2017, phong trào “Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” đã được Trung ương Đoàn phát động và đem lại những kết quả đáng ghi nhận. Việc đẩy mạnh phong trào này với những hoạt động thiết thực đã góp phần giải quyết ngày càng tốt hơn nhu cầu, nguyện vọng, bảo đảm quyền và lợi ích của thanh niên, huy động được các nguồn lực xã hội hỗ trợ thanh niên trong học tập, lập thân, lập nghiệp, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa tinh thần, phát triển kỹ năng xã hội. Tích cực thực hiện chương trình đồng hành với thanh niên trong học tập, các cấp bộ Đoàn, Hội tổ chức thường xuyên các hoạt động tạo môi trường, điều kiện để thanh niên học tập, nghiên cứu khoa học, tham gia xây dựng môi trường học đường lành mạnh. Trong nhiệm kỳ, trung bình mỗi năm, Đoàn, Hội khối trường học trên cả nước đã hỗ trợ nghiên cứu 18.000 đề tài khoa học. Các quỹ khuyến học, khuyến tài, giải thưởng, học bổng dành cho học sinh, sinh viên tiếp tục được mở rộng về quy mô, nâng cao về chất lượng, trong 5 năm, gần 780.000 lượt học sinh, sinh viên đã được cấp học bổng với tổng giá trị trên 792 tỷ đồng. Thông qua chương trình “Tiếp sức đến trường”, gần 500.000 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, học sinh vùng sâu, vùng xa đã được trao tặng sách vở, hỗ trợ xây nhà bán trú dân nuôi, xây điểm trường... Khởi nghiệp là câu chuyện của những bạn trẻ có khát vọng, ý tưởng, đủ khả năng hiện thực hóa ý tưởng của mình. Tuy nhiên, lập nghiệp là vấn đề mỗi thanh niên Việt Nam đều phải quan tâm và xác lập cho mình tâm thế, sự chuẩn bị tốt để tự tạo dựng cuộc sống. Xác định được nhiệm vụ này, trong nhiệm kỳ, toàn Đoàn đã nỗ lực hỗ trợ thanh niên trong lập nghiệp thông qua các chương trình dạy nghề cho trên 420.000 thanh niên, giới thiệu việc làm cho hơn 2 triệu thanh niên. Các cấp bộ Đoàn quan tâm tới đối tượng bộ đội xuất ngũ, sinh viên, thanh niên khuyết tật, thanh niên hoàn lương. Các tổ chức Đoàn từ Trung ương đến cơ sở cũng phối hợp với nhiều bộ, ngành tổ chức các hội thi tay nghề, thao diễn kỹ thuật cho thanh niên công nhân; tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ thanh niên nông thôn xây dựng, phát triển các mô hình kinh tế. Đến nay, nguồn Quỹ Quốc gia về việc làm cho thanh niên vay hơn 72 tỷ đồng; dư nợ ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội trong hệ thống Đoàn Thanh niên đạt gần 20.250 tỷ đồng với 841.000 hộ vay.
Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Lê Quốc Phong trình bày tóm tắt báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đoàn khóa X trình Đại hội. Ảnh: TTXVN
Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Lê Quốc Phong trình bày tóm tắt báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đoàn khóa X trình Đại hội. Ảnh: TTXVN
Bí thư thứ Nhất Trung ương Đoàn Lê Quốc Phong khẳng định: Bên cạnh hoạt động khởi nghiệp, thời gian tới, các cấp bộ Đoàn mong muốn làm tốt hơn vai trò của mình trong hỗ trợ thanh niên lập nghiệp ở nhiều khu vực, đối tượng khác nhau. Đặc biệt là việc giúp thanh niên làm kinh tế ở khu vực nông thôn; thành lập, duy trì tốt những tổ hợp tác, câu lạc bộ thanh niên làm kinh tế, hợp tác xã thanh niên; hỗ trợ những bạn thanh niên cá thể có điều kiện, nhu cầu về vốn, khoa học công nghệ, tư vấn… Trung ương Đoàn luôn mong muốn thanh niên sẽ là lực lượng xung kích, đi đầu trong việc làm kinh tế, đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Đặc biệt, các hoạt động khuyến khích, hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp được hết sức chú trọng với hình thức tổ chức khá đa dạng. Chương trình “Thanh niên khởi nghiệp” được triển khai với nhiều hoạt động như truyền thông về khởi nghiệp; tổ chức các cuộc thi ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp trong thanh niên; tổ chức tư vấn, hỗ trợ thanh niên thông tin, kiến thức, kỹ năng, nguồn vốn... Tuy nhiên, theo Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Nguyễn Phi Long, tỷ lệ thanh niên khởi nghiệp ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa cao. Mức độ thành công trong khởi nghiệp sáng tạo sẽ góp phần quyết định những mục tiêu xa hơn cho thanh niên. Để khởi nghiệp thành công, thanh niên cần tự tạo khả năng thích ứng với nhu cầu thị trường lao động mới. Quá trình khởi nghiệp cũng đòi hỏi thanh niên tham gia phải có sự hăng say, vượt khó, vượt qua chính bản thân mình với  động lực, quyết tâm, không nên giữ tâm thế ỷ lại vào Nhà nước, vào gia đình và biên chế.
Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Phi Long trình bày diễn văn khai mạc tại Đại hội. Ảnh: TTXVN
Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Phi Long trình bày diễn văn khai mạc tại Đại hội. Ảnh: TTXVN
Trong nhiệm kỳ, công tác đồng hành với thanh niên phát triển kỹ năng xã hội; đồng hành với thanh niên nâng cao sức khỏe thể chất, đời sống văn hóa tinh thần cũng được tổ chức Đoàn triển khai rộng khắp với nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về kỹ năng thực hành xã hội cho thanh niên; tạo cơ hội cho các bạn trẻ rèn luyện kỹ năng thông qua trải nghiệm thực tiễn. Các trung tâm, nhà văn hóa thanh niên tổ chức nhiều hoạt động, mô hình giáo dục kỹ năng xã hội cho thanh niên. Phong trào thể thao quần chúng được tổ chức sôi nổi ở cơ sở. Nhiều hoạt động chăm lo đời sống văn hóa tinh thần, đồng hành với thanh niên công nhân được tăng cường, bước đầu hỗ trợ được một bộ phận thanh niên công nhân có hoàn cảnh khó khăn, góp phần định hình tố chất, sức khỏe, trí tuệ cho thanh niên trong thời kỳ mới, tạo tiền đề để thanh niên phát huy trí lực, sáng tạo, tinh thần xung kích, tiên phong trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam ngày càng giàu đẹp.
Hiền Hạnh

Có thể bạn quan tâm