Đắk Lắk tăng cường hiệu quả cấp và quản lý mã số vùng trồng

Tỉnh Đắk Lắk hiện có 51.798 ha cây ăn quả; trong đó, sầu riêng là cây chủ lực với diện tích 22.458 ha. Nhằm đảm bảo tuân thủ quy định của nước nhập khẩu về kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc, UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Kế hoạch triển khai công tác thiết lập, cấp và quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản xuất khẩu.


Hấp dẫn bánh xèo Giồng Nhãn

Không chỉ hấp dẫn bởi giai thoại về công tử Bạc Liêu hay nhạc sĩ Cao Văn Lầu, Bạc Liêu còn được biết đến qua những cánh đồng điện gió, những ngôi chùa Khmer cổ kính… cùng nhiều món ăn ngon, trong đó có bánh xèo Giồng Nhãn, được bày bán tại Khu du lịch Vườn nhãn Bạc Liêu (thành phố Bạc Liêu).


200 năm thương hiệu bánh tráng Thuận Hưng

Nghề làm bánh tráng tại phường Thuận Hưng, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ vừa được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia ở lĩnh vực nghề thủ công truyền thống.


Trà mãng cầu - vị ngọt miền sông Hậu

Để nâng cao giá trị quả mãng cầu, đem lại hiệu quả kinh tế tương xứng với công sức của bà con nông dân, Công ty TNHH chế biến nông sản Kim Nhiên ở xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ (thành phố Cần Thơ) đã nỗ lực nghiên cứu và cho ra thị trường sản phẩm Trà mãng cầu Kim Nhiên.


Rộn ràng mùa khai thác rong mơ vùng bãi ngang huyện Quảng Trạch

Những ngày này, ngư dân vùng bãi ngang các xã Quảng Phú, Quảng Đông (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) lại rộn ràng ra biển khai thác rong mơ. Rong mơ năm nay được mùa, được giá hơn mọi năm nên ngư dân ai cũng phấn khởi. Ngư dân cũng đã có ý thức hơn trong việc bảo vệ rong mơ, tổ chức khai thác đúng thời vụ và thời gian cho phép.


Trưng bày, quảng bá sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP tỉnh Quảng Trị

Tối 29/4, tại Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh Quảng Trị đã khai mạc hoạt động trưng bày, quảng bá sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) tỉnh Quảng Trị năm 2023. Hoạt động do UBND tỉnh tổ chức, chào mừng kỷ niệm 51 năm (1/5/1972-1/5/2023) ngày tỉnh Quảng Trị giải phóng và 48 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2023).


Đặc sản bánh tráng Tân Nhiên

Tận dụng tiềm năng, lợi thế địa phương, anh Đặng Khánh Duy ở xã Trường Đông, thị xã Hòa Thành (Tây Ninh) đã chế biến tinh bột sắn thành công, tạo ra các loại bánh tráng siêu mỏng, hợp khẩu vị người tiêu dùng.


Nâng tầm vị thế Xoài Đồng Tháp

Tối 28/4, Lễ hội Xoài với chủ đề “Xoài Đồng Tháp - nâng tầm vị thế” đã được UBND tỉnh tổ chức. Diễn ra từ ngày 28/4 đến ngày 1/5, đây là lần đầu tiên Lễ hội Xoài Đồng Tháp được tổ chức quy mô cấp tỉnh.


Phát triển chỉ dẫn địa lý Cao Lãnh cho sản phẩm xoài

Chiều 25/4, tại thành phố Cao Lãnh, Đoàn công tác Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) do ông Đinh Hữu Phí, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ làm Trưởng đoàn đến làm việc với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Tháp về chương trình phối hợp giữa Bộ khoa học và công nghệ với UBND tỉnh Đồng Tháp liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ.


Phát triển sản phẩm OCOP theo chiều sâu

Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều sản phẩm đặc thù của tỉnh Ninh Thuận đã được "gắn sao OCOP" khẳng định được giá trị, chất lượng và tạo sức lan tỏa trên thị trường. Để nâng cao giá trị gia tăng, năm 2023 tỉnh tiếp tục định hướng phát triển các sản phẩm OCOP đi vào chiều sâu, đa dạng hóa các sản phẩm gắn với xây dựng các thương hiệu mạnh.


Sức sống gốm Chăm

Mới đây, “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) ghi vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Sự kiện này không chỉ giúp thế giới biết thêm về một di sản văn hóa nữa của Việt Nam mà còn là động lực để người Chăm khơi dậy sức sống của gốm...


Bình Phước xây dựng sản phẩm OCOP dựa trên thế mạnh về nguyên liệu, văn hóa và tri thức bản địa

Việc triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) nhằm góp phần cơ cấu lại ngành nông nghiệp, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm; phát triển sản phẩm OCOP, đáp ứng yêu cầu của thị trường, gắn với mục tiêu tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, bảo tồn cảnh quan, văn hóa truyền thống, đặc biệt ở vùng miền núi, vùng dân tộc khó khăn.


Yên Bái nâng tầm giá trị chè Shan tuyết

Có diện tích chè Shan tuyết lớn hàng đầu của cả nước, Yên Bái được các nhà khoa học đánh giá là một trong những vùng đất thủy tổ của cây chè, mang nhiều nguồn gen quý hiếm, với hương vị chè đặc trưng không nơi nào có được. Bảo tồn và phát triển bền vững cây chè Shan tuyết có ý nghĩa cấp thiết, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào vùng cao.


Cao Bằng tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã góp phần nâng tầm giá trị sản phẩm truyền thống của tỉnh Cao Bằng. Thông qua chương trình, địa phương đã có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, được ứng dụng khoa học công nghệ gắn với chuỗi giá trị sản phẩm, từ đó, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Tỉnh Cao Bằng đang tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP.


Nhận diện đúng sâm Ngọc Linh trên thị trường

Sáng 12/4, tại số 62 phố Tràng Tiền, Hoàn Kiếm Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường chính thức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Nhận diện đúng Sâm Ngọc Linh trên thị trường nhằm giúp người tiêu dùng, khách tham quan nhận diện, phân biệt sâm Ngọc Linh trồng tại tỉnh Kon Tum và một số loại sâm khác.