Mỗi xã một sản phẩm: Nghệ An ưu tiên sản phẩm đặc sản, truyền thống

Mỗi xã một sản phẩm: Nghệ An ưu tiên sản phẩm đặc sản, truyền thống
Cháo lươn Vinh, một trong những đặc sản của tỉnh Nghệ An. Ảnh: ngoisao.net
Cháo lươn Vinh, một trong những đặc sản của tỉnh Nghệ  An. Ảnh: ngoisao.net
Ngoài ra, tỉnh cũng đặt ra việc tiêu chuẩn hóa ít nhất 50% số sản phẩm hiện có; phát triển từ 2 - 3 làng du lịch sinh thái cộng đồng, kết hợp bảo tồn các giá trị văn hóa tạo ra sản phẩm dịch vụ du lịch tham gia chương trình OCOP. Hơn nữa, tỉnh cũng củng cố, kiện toàn 100% doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia chương trình OCOP; phát triển mới ít nhất 20 tổ chức kinh tế tham gia chương trình OCOP. Tỉnh Nghệ An xác định “mỗi xã một sản phẩm tỉnh Nghệ An” là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị, gắn phát triển nông thôn với đô thị. Đây cũng là giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Trọng tâm của OCOP Nghệ An là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ du lịch có lợi thế trên địa bàn tỉnh theo hướng gia tăng giá trị, do các tổ chức kinh tế OCOP tại địa phương thực hiện. Đặc biệt, Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện, hỗ trợ hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm, định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hoá, dịch vụ. Với quan điểm trên, tỉnh Nghệ An quy định đối tượng thực hiện là các sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc từ đặc sản, sản phẩm truyền thống của địa phương. Nếu không phải đặc sản địa phương thì cần sử dụng ít nhất 50% nguyên liệu ở địa phương; có tính độc đáo (mang đặc trưng của vùng miền, địa phương); có gia tăng giá trị và không ảnh hưởng xấu đến môi trường. Mặt khác, tỉnh xác định phát triển sản phẩm, dịch vụ OCOP theo 6 nhóm sản phẩm, bao gồm thực phẩm; đồ uống; thảo dược; vải và may mặc; lưu niệm-nội thất-trang trí; dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng. Đến nay Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An đã hoàn thiện xây dựng đề án “Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Nghệ An” giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến năm 2030 với tổng kinh phí thực hiện khoảng 1.200 tỷ đồng; trong đó, kinh phí từ ngân sách nhà nước 240 tỷ đồng; kinh phí do cộng đồng huy động 960 tỷ đồng.
Nguyễn Văn Nhật

Có thể bạn quan tâm