Lưu giữ nghề làm trống ở Bình An

Lưu giữ nghề làm trống ở Bình An
Anh Nguyễn Văn An (Tư An) thuộc thế hệ thứ 5 ở làng nghề làm trống Bình An. Ảnh: Bùi Giang
Anh Nguyễn Văn An (Tư An) thuộc thế hệ thứ 5 ở làng nghề làm trống Bình An. Ảnh: Bùi Giang

Để cho ra lò một sản phẩm, người thợ phải trải qua gần 20 công đoạn phức tạp và công phu, từ chuyện xử lý và căng da trâu, phơi gỗ, uốn cong thành gỗ, đẽo chuốt dăm trống, đến ghép từng thanh gỗ thành thùng trống, đóng mây... Chính kỹ thuật ghép gỗ khéo léo cùng bí quyết bào da đã tạo nên sự khác biệt cho từng chiếc trống của làng nghề.

Trống Bình An nổi tiếng nhiều nơi nhờ kỹ thuật công phu, trải qua gần 20 công đoạn để ra được thành phẩm. Ảnh: Bùi Giang
Trống Bình An nổi tiếng nhiều nơi nhờ kỹ thuật công phu, trải qua gần 20 công đoạn để ra được thành phẩm. Ảnh: Bùi Giang

Ở Bình An ngày nay có nhiều nghệ nhân làm trống nổi tiếng được nhiều người biết đến như ông Năm Mến, ông Út Lương, ông Nguyễn Văn Ba… Cả làng có khoảng 20 cơ sở làm trống với quy mô hộ gia đình, tất cả đều là con cháu của cụ Nguyễn Văn Ty, mỗi năm cung cấp ra thị trường trong và ngoài nước hơn 1.000 chiếc trống đủ các loại.

Những chiếc trống do nghệ nhân ở Bình An làm ra đều đặc sắc, âm thanh vang vọng, bền lâu. Ảnh: Bùi Giang
Những chiếc trống do nghệ nhân ở Bình An làm ra đều đặc sắc, âm thanh vang vọng, bền lâu. Ảnh: Bùi Giang
Bùi Giang
Báo in T11/2019

Có thể bạn quan tâm